Đánh giá đề thi môn Ngữ văn thi THPT quốc gia: “Đề văn không quá khó”
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Đánh giá đề thi môn Ngữ văn thi THPT quốc gia: “Đề văn không quá khó”

Đánh giá đề thi môn Ngữ văn thi THPT quốc gia: “Đề văn không quá khó”

Sau 2/3 thời gian làm bài thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, đã có một số thí sinh rời khỏi phòng thi. Dưới đây là gợi ý giải đề thi và đánh giá đề thi môn Ngữ văn của thí sinh.

Năm nay môn Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận, theo Bộ Giáo dục và đào tạo, nội dung thi chủ yếu sẽ nằm trong chương trình lớp 12.

Đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

gợi ý giải đề thi và đánh giá đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia 2017

Gợi ý giải đề thi và đánh giá đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia 2017.

>>Xem thêm: Đề thi và đáp án môn Toán Kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Đánh giá đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia 2017

Khoảng 9h10, nhiều thí sinh ở điểm thi trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đã hoàn thành môn thi văn đầu tiên. Hầu hết thí sinh ra sớm khá thoải mái, vui vẻ khi đánh giá đề thi Văn năm nay không quá khó.

Bạn Đăng Minh (trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) đánh giá hai câu nghị luận xã hội và văn học năm nay khá hay. Theo Đăng Minh, bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh vẻ đẹp và tình yêu đất nước rất ý nghĩa.

Các thí sinh đánh giá câu hỏi về lòng trắc ấn cũng khá hay và thú vị. Theo cô Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thí sinh cần có một tâm hồn cảm nhận cũng như vốn hiểu biết xã hội tốt.

Đánh giá đề thi môn Ngữ văn thi THPT quốc gia: “Đề văn không quá khó”

Đánh giá đề thi môn Ngữ văn thi THPT quốc gia: “Đề văn không quá khó”

Gợi ý lời giải môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017:

I – Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2: Theo tác giả thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không sự phán xét.

Câu 3: Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn.

Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.

II – Làm văn

Câu 2:

Nghị luận văn học

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích “Đất là nơi… giỗ Tổ”.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình – chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư.

– Đoạn trích thuộc chương 5

– Trường ca “Mặt đường khát vọng” hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình.

* Định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử địa lý. Từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

* Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý dài rộng. Học sinh cần triển khai được những ý sau:

– Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố “Đất” và “Nước”.

– Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.

– Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: “Đất là nơi… biển khơi”.

Xem thêm: 

Theo Ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Cơ hội hấp dẫn cho các Điều dưỡng viên học tập và làm việc tại CHLB Đức

Cục Quản lý lao động ngoại nước (Bộ LĐTB&XH) mới đây đã thông tin về dự án tuyển chọn, đào tạo, đưa 160 ứng viên Việt Nam sang Đức để học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa (Chăm sóc người già, người bệnh, trẻ em...)