Bệnh thiếu men G6PD là gì và có điều trị được không?
Home / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Bệnh thiếu men G6PD là gì và có điều trị được không?

Bệnh thiếu men G6PD là gì và có điều trị được không?

Bệnh thiếu men G6PD là căn bệnh di truyền phổ biến, vậy đây là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào và có điều trị được không?

Bệnh thiếu men G6PD là gì và có điều trị được không?

Bệnh thiếu men G6PD là gì và có điều trị được không? 

Bệnh thiếu men G6PD là gì?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn cho biết, bệnh thiếu men G6PD là bệnh thiếu men glucose-6 phosphate dehydrogenase khiến tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường. Bệnh nhân bị thiếu men G6PD thường dễ dị ứng khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng một số dược hóa chất có khả năng oxy hóa. Đây là căn bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X, trẻ bị bệnh này do nhận gen lặn bất thường trên nhiễm sắc thể giới tính từ bố và mẹ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu men G6PD

Với sự phát triển của y học hiện nay, trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể được phát hiện sớm các căn bệnh bẩm sinh trong đó có bệnh thiếu men G6PD thông qua việc xét nghiệm sàng lọc sau sinh. Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc sau sinh cho biết trẻ bị thiếu men G6PD thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để có kết luận chắc chắn.

Còn đối với những trẻ không được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh thì cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu nhận biết của bệnh thiếu men G6PD để phát hiện càng sớm càng tốt và có hướng điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu men G6PD như sau: khi trẻ ăn đậu tằm hoặc sử dụng các thuốc hay các thực phẩm có chất oxy hóa cao sẽ bị dị ứng với các triệu chứng như: nhức đầu, sốt cao, đau bụng, đau thắt lưng, khó thở, tim đập nhanh, vàng da… Khi cho trẻ đi xét nghiệm thì kết quả cho thấy bị thiếu máu do tan huyết ở hồng cầu, thiếu áu dẫn đến vàng mắt, vàng da, suy thận. Đối với những trẻ bị vàng da nặng ở thời điểm 2 tuần sau sinh, những tổn thương gây ra rất nặng nề có thể là bại não, chậm phát triển tâm thần…

Theo các bác sĩ tư vấn, đối với các trẻ bị thiếu men G6PD nhẹ thì không cần quá lo lắng, cha mẹ cần tránh cho trẻ dùng những thực phẩm hoặc thuốc có tính oxy hóa, giúp tình trạng thiếu máu ở trẻ được cải thiện và ổn định. Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng thì cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện để được điều trị.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị thiếu men G6PD?

Các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn khuyến cáo, những trẻ bị thiếu men G6PD cần tránh những việc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: bị ốm, bị bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, sử dụng vitamin K để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, dùng thuốc hạ sốt, dùng kháng sinh thuộc nhóm sulfonamide và sullfone, giảm đau có chứa aspirin hoặc phenacetin, các thuốc kháng sốt rét như quinine, chloroquine, primaquine, ăn các loại thức ăn chế biến từ đậu tằm, tránh tiếp xúc với băng phiến, long não, và không nên hiến máu.

Người bị bệnh thiếu men G6PD tránh ăn đậu tằm

Người bị bệnh thiếu men G6PD tránh ăn đậu tằm

Khi chăm sóc trẻ bị thiếu men G6PD, phụ huynh cần ghi nhớ:

  • Không cho trẻ sử dụng các loại dược phẩm, thức ăn hoặc những chất có thể gây tan huyết
  • Khi cho trẻ đến bệnh viện cần cho nhân viên y tế biết về tình trạng thiếu men G6PD của trẻ.
  • Thận trọng đối với một số loại thuốc nam, thuốc đông y và các loại đậu vì có thể chứa chất oxy hóa
  • Không dùng long não, băng phiến để cho vào tủ quần áo, chăn màn, giường gối…
  • Không tự ý mua thuốc cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình cho con bú, bà mẹ không được ăn những thực phẩm hoặc sử dụng những dược phẩm mà không được phép sử dụng ở người bị thiếu men G6PD vì có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tốt hơn hết là phụ huynh nên cho trẻ xét nghiệm sàng lọc sau sinh để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng do bệnh gây ra.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913