Em đang là học sinh lớp 12, em đặt ra mục tiêu được 8 điểm môn Toán trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 nhưng em lại không biết nên ôn tập như thế nào cho hiệu quả?
- Điểm chuẩn ĐH Kinh tế quốc dân năm 2015, 2016, 2017 và dự kiến điểm chuẩn 2018
- Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Bách Khoa năm 2018 và điểm chuẩn năm 2015, 2016, 2017
- Bật mí phương pháp làm bài đạt kết quả cao cho các môn xét tuyển khối C
Làm thế nào để đạt 8 điểm môn Toán trong Kỳ thi THPT Quốc gia
Theo nhận định của Thạc sĩ Toán học Nguyễn Trường Giang hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, so sánh đề thi môn Toán năm 2017 so với đề thi thử môn Toán mà Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm 2018, các thí sinh có thể thấy độ khó của đề tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy việc lấy điểm 8 năm nay cũng không hề dễ dàng. Những học sinh năm ngoái thi được 9 điểm Toán thì với đề tham khảo của bộ các em vẫn có thể chỉ được 7-7,5.
Để giúp các thí sinh có thể đạt được 8 điểm môn Toán một cách dễ dàng, Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp những chia sẻ của thầy Nguyễn Bá Tuấn – Giảng viên môn Toán đại học Công nghiệp Hà Nội để có thể đạt mốc 8 điểm trong kỳ thi này.
Hệ thống lại kiến thức là điều không bao giờ thừa
Việc đầu tiên mà các thí sinh cần làm chính là hệ thống lại toàn bộ kiến thức 10, 11, 12 trong sách giáo khoa để nắm lại tất cả các định nghĩa và khái niệm. Điều này được các chuyên gia đánh giá là điều vô cùng cần thiết vì nội dung đề thi chỉ hỏi kiến thức về chủ đề nằm trong chương trình lớp 11 và 12 nhưng những khái niệm của các lớp trước là điều mặc định học sinh đã nắm được.
Thí sinh cần ôn tập kiến thức một cách tổng quát
Ví dụ, để có thể hỏi về tính diện tích một hình phẳng liên quan đến khái niệm Elip, một bài toán về dạng hình học của số phức sẽ liên quan đến kiến thức hình oxy của lớp 10…Trong cách ra đề toán trắc nghiệm, đề bài luôn xoáy sâu vào việc học sinh hiểu rõ khái niệm và biết phân biệt các khái niệm với nhau, đặc biệt là những khái niệm dễ hiểu nhầm. Một số câu hỏi liên quan đến tính chất của các khái niệm toán học, những tính chất đó hay có các điều kiện đi kèm và nếu người học không nắm kĩ sẽ bị bẫy chính từ những điều kiện đi kèm đó….
Ngoài ra, việc xem lại toàn bộ những ứng dụng thực tiễn của các khái niệm Toán học đã được trình bày trong SGK, đặc biệt là chương trình Toán 11 và 12 cũng là điều các thí sinh không thể bỏ qua. Bởi xu hướng gắn Toán học vào các bài Toán thực tiễn trong giảng dạy và ra đề thi trong những năm gần đây.
Tự nhìn nhận lại lượng kiến thức của bản thân và phân bổ thời gian luyện đề
Việc tự nhìn nhận lại bản thân để biết mình còn yếu chuyên đề nào là điều vô cùng quan trọng, một lưu ý hết sức cần thiết đó là không vì sợ một chuyên nào đó mà các em không học bất kỳ khái niệm hay dạng bài nào ứng với chuyên đề đó. Mỗi chuyên đề đều có câu rất dễ hoặc câu rất khó. Có những câu chỉ cần nắm khái niệm là đã làm được rồi và chúng ta vẫn đủ 0,2 điểm như bất kỳ câu khó nào.
Chuyên đề hình học luôn khiến rất nhiều học sinh sợ và không học, tuy nhiên phần hình chiếm khoảng 15 câu (ứng với 3 điểm trong đề thi) và đều có câu rất dễ để học sinh làm được. Vì vậy các em có mục tiêu 8 điểm không thể bỏ qua bất kỳ phần nào. Ôn để làm được câu nhận biết thông hiểu và vận dụng thì dễ dàng hơn nhiều so với việc ôn để làm được câu vận dụng cao ở mỗi chuyên đề kể cả đó là chuyên đề mình yêu thích.
Thí sinh cần phân bổ thời gian để luyện đề một cách hợp lý
Có kế hoạch hợp lí giữa luyện đề và ôn chuyên đề: Việc luyện đề (đặc biệt với các đề chuẩn cấu trúc và độ khó tương đương đề Tham Khảo) sẽ giúp các em nhận thấy lỗ hổng trong kiến thức ở mỗi chuyên đề. Từ đó các em có kế hoạch học để nắm vững những lỗ hổng đó. Quá trình đó lặp đi lặp lại sẽ giúp các em nắm kĩ vấn đề.
Liên tục nạp thêm các phương pháp và kĩ thuật làm nhanh: Học thi là quá trình có đôi chút khác biệt so với thông thường. Việc nhớ thêm các công thức cũng như nạp thêm các phương pháp đặc biệt đặc thù cho làm toán trắc nghiệm sẽ giúp các em rút ngắn thời gian làm mỗi câu. Từ đó sẽ dành được nhiều thời gian cho câu khó.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các thí sinh có định hướng tốt hơn để ôn tập môn Toán sao cho hiệu quả.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913