Việc đưa chương trình lớp 12 và 11 vào đề thi môn Văn năm 2018 gây nhiều khó khăn đối với các thí sinh nếu thí sinh không có định hướng ôn tập ngay từ đầu.
- Dự kiến đề thi THPT Quốc gia 2018 sẽ rộng và khó hơn so với năm 2017
- Khối A thi tuyển những môn học nào trong năm 2018?
- Các ngành học mới sôi nổi tuyển sinh trong mùa tuyển sinh năm 2018
Ôn tập môn Văn như thế nào để đạt điểm cao
Theo nhận định của bạn Minh Hà giáo viên môn Ngữ Văn hiện đang học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội nhận định, đề thi tham khảo 2018 chỉ khác cấu trúc đề thi 2017 ở câu nghị luận văn học. tuy sự khác biệt không quá nhiều trong cấu trúc cơ bản của đề nhưng các thí sinh cần chú ý, phần câu nghị luận văn học chiếm đến một nửa tổng số điểm và độ khó của đề sẽ tăng lên rất nhiều, yêu cầu nhiều kiến thức trong chương trình hơn. Trong khi đó thời gian làm bài vẫn không thay đổi (120 phút).
Hướng dẫn cách ôn tập tốt môn Ngữ Văn trong Kỳ thi THPT quốc gia
Để giúp các thí sinh ôn tập tốt hơn môn Ngữ Văn chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp những điều thí sinh cần lưu ý theo đúng dạng bài mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra trong Đề thi minh họa vừa qua, các thí sinh cũng như các giáo viên có thể tham khảo.
Câu 1: Nhận biết về kiến thức văn bản, kiến thức tiếng Việt nói chung. Câu này thường là 0,5 điểm, nhận định của các giảng viên câu hỏi này thường là câu hỏi dễ giúp thí sinh gỡ điểm. Tuy nhiên, nhiều thí sinh vẫn mất điểm do không vững về kiến thức, hoặc do vội vàng. Cần chú ý nữa là câu hỏi này có tính chất đúng/sai rõ rệt nên thí sinh phải trả lời chắc chắn, dứt khoát.
Ở câu 2, đề yêu cầu “chỉ ra” từ văn bản sau khi đọc. Thang điểm của câu hỏi này cũng chỉ 0,5 điểm. Để làm tốt câu này, thí sinh cần đọc kỹ toàn bộ văn bản, xác định đúng và đầy đủ những phần cần trả lời, nên đưa phần trả lời vào ngoặc kép.
Ở câu 3, đề thường cho theo dạng trích một vài câu văn hay, tiêu biểu của văn bản, sau đó yêu cầu thí sinh giải thích. Câu này thường là 1 điểm. thí sinh cần vận dụng tốt thao tác giải thích theo từng bước: từ, ngữ, vế, cả câu và rút ra ý nghĩa chung cho cả vấn đề, theo cách tìm hiểu nhiều lớp nghĩa. Không nên viết thành đoạn, mà nên theo các ý gạch đầu dòng.
Hướng dẫn cách ôn tập tốt môn Ngữ Văn trong Kỳ thi THPT quốc gia
Câu 4 của phần đọc hiểu được xem là khó nhất (chiếm 1 điểm), đề thường trích một ý kiến từ văn bản và yêu cầu thí sinh bình luận, nhận định. Cách hỏi thường có 2 vế: vế đầu yêu cầu thí sinh phải có ý kiến tán thành/đồng ý hay không. Vế sau, thí sinh phải giải thích vì sao lựa chọn chính kiến ấy. Nên chia thành 2 vế rạch ròi trong câu trả lời. Ở vế sau cần có sự lý giải thuyết phục, có thể đưa thêm những dẫn chứng liên hệ…
Ở câu 1/phần làm văn (viết đoạn văn xã hội, khoảng 200 chữ), thí sinh nên vận dụng thao tác 3 phần của đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn và các thao tác lập luận có ưu tiên (giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ…).
Câu nghị luận văn học theo đề tham khảo có tính tích hợp. Đây là câu hỏi có sự thay đổi và quan trọng nhất của đề thi năm nay. Trước hết thí sinh phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Thang điểm thường được tính là chương trình lớp 12: 2/3, lớp 11: 1/3. Đề tích hợp cho nên cách hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu.
Thí sinh cần tập trung ôn tập để có kết quả cao
Khảo sát toàn bộ 2 chương trình, có thể thấy các cách tích hợp sau: Hai tác phẩm của cùng một tác giả (như đề minh họa 2018); theo nhóm nhân vật, nhóm đề tài, nhóm chủ đề; theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)…Do câu hỏi mở nên quan trọng nhất là thí sinh phải xây dựng được một dàn bài triển khai hợp lý nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp. các thí sinh sẽ nắm được những điểm mấu chốt để có kế hoạch ôn tập hợp lý nhất.
Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913