Sơ cấp cứu ban đầu là công việc vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến thành công của quá trình điều trị sau này, vậy làm thế nào để sơ cấp cứu người bệnh đúng cách?
- Nhiều thuốc hỗ trợ cũng như Vitamin sẽ không được BHYT chi trả
- 8 phát minh Y tế nổi bật của nền Y học hiện đại năm 2017
- Ngành Dược Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân đơn giản
Để giúp người dân có thêm thông tin để có thể xử trí những tình huống khẩn cấp, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách sơ cứu một số trường hợp khẩn cấp.
Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân khi bị tai nạn
- Sơ cứu khi bệnh nhân bị mắc nghẹn
Nếu không may chính bản thân bạn bị nghẹn thì hãy bình tĩnh và ho thật mạnh, nếu vẫn không có hiệu quả hãy tự đấm vào khu vực giữa bụng và phần dưới của xương sườn. Nếu điều này cũng không có tác dụng, hãy tì cơ thể vào ghế (hoặc bất kỳ vật nào khác cao bằng eo của bạn). Lặp lại thao tác cho đến khi vật làm bạn bị nghẹn rơi ra. Tất cả các hành động trên đều có một mục đích chính là tăng áp lực lên cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài.
Sơ cứu khi bệnh nhân bị mắc nghẹn
- Sơ cứu bệnh nhân bị đau tim
Điều dưỡng Lâm Thị Nhung giảng viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết, khi thấy bất cứ ai xung quanh mình bị đau tim ngay lập tức gọi xe cứu thương. Tuyệt đối không nên hoảng sợ và mất bình tĩnh vì điều này chỉ khiến quá trình cấp cứu người bệnh gặp khó khăn. Người cấp cứu nên hướng dẫn bệnh nhân bị đau tim thở sâu và ho. Hít thở sâu sẽ đưa oxy vào phổi và ho kích thích ngực, giúp khôi phục nhịp tim và giữ cho đến khi xe cứu thương đến.
Sơ cứu bệnh nhân bị đau tim
- Gặp một người đang bất tỉnh
Điều đầu tiên bạn cần làm vẫn là nhanh chóng gọi xe cấp cứu, sau đó cho nạn nhân nằm nghiêng vì khi nằm nghiêng nguy cơ bệnh nhân bị sặc chất nôn, đồng thời kiểm tra xem bệnh nhân còn thở hay không, nếu bệnh nhân không còn thở thì bạn cần tiến hành hà hơi thổi ngạt cho người bệnh. Nếu bạn nghi ngờ người đó bị chấn thương cột sống, không di chuyển người đó mà chỉ mở miệng nhẹ nhàng để các dịch tiết thoát ra ngoài – Điều dưỡng viên Ngô Minh sinh viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết.
Gặp một người đang bất tỉnh
- Bị rắn độc cắn
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Đối với những vết thương do bị rắn độc cắn sẽ rất đau đớn và khu vực đó nhanh chóng chuyển thành đỏ thẫm hoặc xanh thẫm. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc như đau đầu, sốt, mờ mắt, buồn nôn…
Nạn nhân không nên hút máu độc ra, vì nếu miệng lúc đó đang bị thương, độc tố có thể tiếp cận não bộ nhanh hơn. Thay vào đó, nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chữa trị. Đối với những trường hợp bạn bị rắn độc cắn ở giữa nơi heo hút không có người, lựa chọn duy nhất của bạn là hút máu độc. Trong trường hợp buộc phải hút, bạn nên thực hiện điều đó càng sớm càng tốt, sau đó súc miệng thật sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng không nên bịt chặt miệng vết thương vì điều này sẽ khiến vết thương bị hoại tử và bưng mủ.
Bị rắn độc cắn
- Làm thế nào để băng bó vết thương đúng cách
Bạn có tin rằng việc băng bó vết thương đúng cách có thể cứu sống được một người, đặc biệt những trường hợp bệnh nhân bị các chấn thương nặng như chấn thương đùi, chấn thương cột sống,…Dưới đây là một số cách băng bó cho bệnh nhân trong một số trường hợp đặc biệt:
Cánh tay bị gãy nên được cố định trước khi xe cứu thương đến. Buộc một miếng vải quanh cổ và giữ cánh tay ở một vị trí cố định. Đồng thời, cảnh báo cho người khác rằng người đó bị thương.
Cách băng này sẽ rất hữu ích trong trường hợp của đầu gối chấn thương, nó giúp cố định khớp gối. Bạn có thể sử dụng băng co giãn cho loại chấn thương này.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về cách xử trí khi gặp những tình huống cần xử trí cấp cứu ở ngoài cuộc sống hàng ngày.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913