Tâm lý căng thẳng, lo lắng là điều không thể tránh khỏi trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, tâm lý này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả thi của thí sinh.
- Sĩ tử có nên dùng các loại thuốc tăng cường trí nhớ mùa thi?
- 5 điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý trước ngày thi THPT quốc gia
- Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Thí sinh nên làm gì để giảm căng thẳng, mệt mỏi trước ngày thi?
Thí sinh nên làm gì để giảm căng thẳng, mệt mỏi trước ngày thi?
- Trước ngày thi
Chuẩn bị sẵn sàng kiến thức: Kiến thức là yếu tố đầu tiên có tính quyết định tới điểm thi của bạn, chuẩn bị tốt kiến thức cũng là một nhân tố giúp bạn tự tin hơn và không bị bỡ ngỡ dù gặp bất kỳ dạng câu hỏi nào trong đề thi.
Đảm bảo ăn ngủ đầy đủ: Stress, áp lực lớn khiến nhiều thí sinh rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa hiện đang công tác và giảng dạy tại Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội thì não cần có thời gian nghỉ ngơi cũng như não cần được cung cấp đầy đủ năng lượng thì mới có thể hoạt động tốt nhất. Các thí sinh chỉ nên ôn tập đến ngày 23/6 thôi để đầu óc được tỉnh táo, thư giãn, đảm bảo cả thời gian ăn ngủ thư giãn hợp lý cũng là một nhân tố giúp thí sinh thành công. Những ngày gần thi cần uống đầy đủ, ăn những thứ tốt cho cơ thể, tăng sức khỏe và trí nhớ như sữa chua, bí đỏ, cá, trứng, rau…
Suy nghĩ theo hướng tích cực: Suy nghĩ theo hướng tích cực ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của thí sinh, thí sinh có thể liên tưởng ra những viễn cảnh tốt đẹp hơn như : Đỗ Đại học bố mẹ sẽ thưởng gì? Lên Đại học mình sẽ làm gì? Đỗ Đại học mình sẽ được gì?…. Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn phấn chấn, tự tin hơn nhiều. Gạt bỏ tối đa những suy nghĩ tiêu cực như: Không đỗ đại học thì phải làm sao? Không đạt điểm cao thì ra sao? Nếu không làm được bài thì phải làm sao bây giờ?…
Chuẩn bị lượng kiến thức thật tốt giúp thí sinh tự tin hơn trong quá tình làm bài
- Khi đi thi
Đến sớm khoảng 15-20 phút trước giờ phát đề: Thạc sĩ Nguyễn Trường Giang giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội chia sẻ, việc đến sớm để giúp bạn ổn định tâm lý, có thời gian tịnh tâm, giảm căng thẳng. Giải quyết tâm lý giai đoạn này là bước khởi đầu để thí sinh có thể an tâm làm bài thi. Trong khi vào phòng thi, nếu vẫn cảm thấy lo lắng, bồn chồn quá mức bạn có thể hít thở một hơi thật dài chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.
Kiểm tra lại thông tin cá nhân, kiểm tra đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời… xem có bị rách, bị mất hay có lỗi gì hay không. Khi phát hiện có sai sót phải báo ngay với giám thị.
Đọc kỹ đề thi và phân bố thời gian hợp lý khi làm: Đề sẽ phân bố từ dễ tới khó nên các câu cuối sẽ khó vì thế đừng làm từ cuối lên mà hãy làm từ trên xuống, nên làm các câu dễ trước. Nhớ phân bổ thời gian hợp lý, đừng chìm đắm vào 1 câu nào quá để rồi không có đủ thời gian làm các câu sau, nên mang theo một chiếc đồng hồ phù hợp để theo dõi thời gian, tốc độ làm bài của mình.
Không quay ngang, quay ngửa, cũng đừng chú ý đến xung quanh: Việc thí sinh quá chú ý đến xung quanh, thấy các bạn khác làm bài nhanh hơn mình sẽ dễ bị phân tâm, mất bình tĩnh. Không những thế việc quay ngang quay ngửa khi không cần thiết khiến giám thị chú ý và dễ tạo áp lực lên tinh thần bạn.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913