Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2019 chính sách về bảo hiểm y tế sẽ có một số thay đổi do một số văn bản thuộc lĩnh vực này chính thức có hiệu lực.
- Đào tạo liên thông Cao đẳng Y Dược năm 2019 theo quy định chuẩn hóa của Bộ Y tế
- Điểm danh 9 sự kiện nổi bật trong ngành Y tế Việt Nam năm 2019
- Điểm danh 10 bệnh viện tốt nhất thế giới hiện nay
5 chính sách mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ năm 2019
Từ năm 2019 không in mới thẻ BHYT
Theo tin tức y tế mới nhất, từ năm 2019 Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ không in và cấp mới thẻ BHYT như những năm trước đây nữa, do đó người tham gia bảo hiểm y tế sẽ tiếp tục sử dụng thẻ BHYT đã được cấp từ năm 2019. Đó cũng là lý do mà từ năm 2018 thẻ bảo hiểm y tế đã không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ mà chỉ ghi ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đang xúc tiến triển khai thẻ bảo hiểm y tế điện tử.
Mức đóng bảo hiểm y tế của nhiều đối tượng sẽ tăng.
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Nghị quyết 70/2018/QH14, kể từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế, những đối tượng sau đây có mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở:
– Người tham gia BHYT hộ gia đình.
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
– Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Như vậy khi mức lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng trên cũng tăng lên cụ thể là 67.050đồng/tháng.
Nhiều loại thuốc mới được Bảo hiểm y tế chi trả.
Theo Thông tư 30/2018/TT-BYT, từ ngày 01/01/2018, Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được áp dụng.
Như vậy, sẽ có nhiều loại thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi bảo hiểm y tế chi trả như: thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…; thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt…
Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên, cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo quy định BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho bệnh nhân và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…
Quy định mới về điều kiện được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Căn cứ theo điểm d, khoản 1 Điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Do kể từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng nên chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng (thay vì 208.500đồng như trước đây) thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi nêu trên (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).
Quy định mới về điều kiện được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Điều chỉnh giá khám bệnh BHYT từ 15/01/2019
Từ ngày 15/01/2019, Thông tư 39/2018/TT-BYT sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định cụ thể về giá khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Cụ thể, giá khám bệnh BHYT được điều chỉnh như sau:
– Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);
– Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);
– Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);
– Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).
Bên cạnh đó, giá ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu là 441.000 đồng với bệnh viện hạng đặc biệt; 411.000 với bệnh viện hạng I, 314.000 với bệnh viện hạng II, 272.000 với bệnh viện hạng III và 242.000 với bệnh viện hạng IV.
Cũng từ ngày 15/01/2019, Bộ Y tế cũng áp dụng khung giá khám, chữa bệnh mới với người không có BHYT.
Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913