Những lỗi sai cơ bản trong bài toán dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh
Home / Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 / Những lỗi sai cơ bản trong bài toán dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh

Những lỗi sai cơ bản trong bài toán dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh

Chuyên đề bài toán dung dịch được đánh giá là tương đối đơn giản trong Kỳ thi THPT Quốc gia, tuy nhiên để có thể dành trọn điểm của bài thi này, thí sinh cần tránh được những lỗi sai cơ bản.

Những lỗi sai cơ bản trong bài toán mà dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh

Những lỗi sai cơ bản trong bài toán mà dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh

Những lỗi sai cơ bản trong bài toán mà dung dịch môn Hóa mà thí sinh cần tránh

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đang đến rất gần, đây chính là thời điểm nước rút để các thí sinh tập trung ôn tập. Thạc sĩ Hóa Học Nguyễn Thị Thu hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, việc chia nhỏ ra các chuyên đề trong Hóa học vô cùng quan trọng giúp các thí sinh giải quyết chúng một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Đối với bài toán dung dịch trong Hóa học, đây là một trong những chuyên đề tương đối đơn giản, tuy nhiên để dành trọn điểm trong bài toán này, thí sinh cũng cần tránh được những lỗi sai căn bản dưới đây:

  1. Lỗi về thứ tự phản ứng

Khi cho dung dịch chứ ion H(+) từ từ vào trong dung dịch muối có chứa CO3 (2-) thì thứ tự phản ứng sẽ xảy ra như sau: Đầu tiên, H(+) sẽ phản ứng với CO3(2-) tạo ra HCO3(-), khi CO3(2-) đã phản ứng hết, mới tiếp tục xảy ra phản ứng giữa H(+) và HCO3(-) tạo ra khí CO2 và nước. Nhiều bạn tính toán số liệu theo suy nghĩ 2 phản ứng xảy ra đồng thời, dẫn đến kết quả bị sai.

  1. Lỗi về bỏ sót lượng ion HCO3 (-) trong dung dịch

Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối có chứa cả ion CO3(2-) và ion HCO3(-) thì thứ tự phản ứng xảy ra vẫn giống với trường hợp trên vì CO3(2-) có tính bazơ mạnh hơn HCO3(-) nên phản ứng trước.

Tuy nhiên trong quá trình tính toán, nhiều bạn bỏ qua lượng ion HCO3(-) có sẵn trong dung dịch mà chỉ tính phần tạo ra do phản ứng của H(+) với CO3(2-) thì kết quả thu được cũng không cho ra đáp án chính xác.

Thí sinh cần tránh mắc phải lỗi về thứ tự phản ứng

Thí sinh cần tránh mắc phải lỗi về thứ tự phản ứng

  1. Lỗi khi tính khối lượng chất tan sau phản ứng

Khi đề bài cho khối lượng chất tan sau phản ứng làm số liệu để tính các đại lượng chưa biết thì việc xác định được số lượng các chất tan trong dung dịch lúc này là rất quan trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không ít bạn lại quên rằng khi có khí CO2 thoát ra thì trong dung dịch vẫn còn chứa ion HCO3(-), dẫn đến xác định các chất tan chỉ là Na(+), K(+), Cl(-), đương nhiên kết quả sẽ bị sai.

  1. Lỗi thường gặp khi cho dung dịch muối vào dung dịch có chứa H+

Đối với dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch có chứa ion H(+), 2 phản ứng đồng thời xảy ra và tạo khí CO2 cho đến khi nào hết H(+) thì dừng lại. Trong trường hợp này, vì H(+) rất dư nên sẽ không còn phản ứng tạo ion HCO3(-), do đó nếu vẫn viết phương trình phản ứng giống như những trường hợp trước, các bạn sẽ sai ngay từ khi bắt đầu.

Việc hạn chế được những lỗi sai này sẽ giúp các thí sinh hạn chế rất lớn việc mất điểm oan trong bài thi môn Hóa Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913