Các phương pháp Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường dùng hiện nay
Home / Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng / Các phương pháp Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường dùng hiện nay

Các phương pháp Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường dùng hiện nay

Kỹ thuật Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng là phương pháp chữa bệnh được đông đảo bệnh nhân lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn. Dưới đây là những phương pháp Vật lý trị liệu thường dùng hiện nay tại Việt Nam.

Các phương pháp vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường dùng hiện nay

Các phương pháp vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường dùng hiện nay

Điều trị bằng Vật lý trị liệu có ưu điểm là không dùng đến thuốc tác động trực tiếp vào cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh chóng khôi phục lại khả năng vận động như trước khi mắc bệnh để tái hòa nhập với cộng đồng.

Mặc dù là chuyên ngành khá mới tuy nhiên hiện nay hầu hết những kỹ thuật Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng mới nhất đều đã được đưa vào điều trị tại Việt Nam. Dưới đây là một số Kỹ thuật phổ biến đang được sử dụng.

Kỹ thuật vật lý trị liệu với Vận động trị liệu.

Nếu như những kỹ thuật Vật lý trị liệu khác như tác nhân vật lý, tác động cơ học cần có sự can thiệp của máy móc, thiết bị và kỹ thuật viên, thì Vận động trị liệu có thể được thực hiện bởi kỹ thuật viên Vật lý trị liệu hoặc bệnh nhân tự thực hiện với các dụng cụ.

Với phương pháp Vật lý trị liệu này, chỉ cần Kỹ thuật viên hướng dẫn qua, người nhà bệnh nhân hoặc chính bệnh nhân cũng có thể thực hiện được để nhanh chóng phục hồi. Một số bài tập vận động trị liệu như:

– Tập động tác: thụ động, chủ động, có giúp sức, có lực cản, tưởng động,…

– Tập theo bài tập: có kết hợp động tác, liên hoàn,…

– Tập với dụng cụ: gậy, bòng, xe đạp, máy cơ học,….

– Tập trong nước: kết hợp vận động và thuỷ trị liệu.

Các phương pháp Vật lý trị liệu thường dùng - Vận động trị liệu

Kỹ thuật vận động trị liệu

Kỹ thuật vật lý trị liệu với tác nhân vật lý.

Kỹ thuật Vật lý trị liệu với tác nhân vật lý là kỹ thuật gián tiếp sử dụng các thiết bị sóng hoặc nhiệt để phối hợp chữa bệnh và phục hồi chức năng và tính an toàn được đánh giá khá cao. Các kỹ thuật Vật lý trị liệu với tác nhân vật lý có thể kể đến như:

– Phương pháp sử dụng Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser.

– Phương pháp sử dụng Nhiệt trị liệu: nóng, lạnh.

– Phương pháp sử dụng Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,…

– Phương pháp sử dụng Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén.

– Phương pháp sử dụng Từ trị liệu: điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,…

– Phương pháp sử dụng Thuỷ trị liệu với các kỹ thuật như: ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung,…

– Phương pháp sử dụng Oxy cao áp trị liệu.

Điều trị bằng oxy cao áp - Các phương pháp Kỹ thuật vật lý trị liệu PHCN thường dùng

Điều trị bằng ô xy cao áp

Kỹ thuật vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của Nhiệt:

Theo Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, một số Kỹ thuật vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của Nhiệt có thể kể đến như:

+ Nhiệt ngoại: truyền nhiệt trực tiếp (ủ ấm, chườm nóng, đắp paraphin, túi gel nhiệt,..), truyền nhiệt bằng bức xạ, truyền nhiệt đối lưu (ngâm, tắm nóng,…).

+ Nhiệt nội: năng lượng điện từ, năng lượng siêu âm sau khi được cơ thể hấp thụ thì một phần sẽ bị biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ tổ chức ở sâu bên trong cơ thể.

+ Nhiệt độ tổ chức tăng: cơ thể phản ứng bằng giãn mạch, tăng lưu thông máu, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng chuyển hoá. Do đó mà nó tạo ra tác dụng hỗ trợ điều trị như giảm đau, tăng thực bào, chống viêm,…

– Tác dụng hoá học: bằng tác động trực tiếp, bằng kích thích sinap hóa học, điện phân của dòng điện một chiều, sự thay đổi áp lực vi thể của siêu âm.

– Tác dụng điện từ: dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, kích thích sợi thần kinh, chi phối dẫn truyền thần kinh qua sinap, hiện tượng điện di,…Qua đó, tác dụng điện từ có thể đem lại hiệu quả giảm đau.

Kỹ thuật vật lý trị liệu với Cơ động học trị liệu:

Với phương pháp Vật lý trị liệu này, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ sử dụng bằng cách tác động trực tiếp như: xoa bóp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,…

Tùy vào cơ địa và thể bệnh của mỗi người mà Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu sẽ áp dụng phương pháp khác nhau, hiệu quả hỗ trợ điều trị còn phục thuộc nhiều vào ý chí của bản thân người bệnh và chế độ ăn uống sinh hoạt trong quá trình điều trị.

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu

Địa chỉ đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu đạt chuẩn của Bộ Y tế.

Hiện nay tại Việt Nam Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu PHCN được đào tạo ở các cấp bậc: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, tuy nhiên số trường đào tạo ngành Vật lý trị liệu PHCN còn hạn chế nên đội ngũ nhân lực KTV Vật lý trị liệu còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân.

Nhằm bổ sung đội ngũ KTV Vật lý trị liệu PHCN cho các cơ sở Y tế, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH giao chỉ tiêu tuyển sinh ngành Vật lý trị liệu PHCN hệ Cao đẳng. Các chương trình đào tạo của trường hiện nay bao gồm:

  • Cao đẳng KT Vật lý trị liệu – PHCN hệ chính quy: đối tượng tuyển sinh là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Liên thông Cao đẳng KT Vật lý trị liệu – PHCN: đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp ở một ngành bất kỳ thuộc nhóm ngành sức khỏe.
  • Văn bằng 2 Cao đẳng KT Vật lý trị liệu – PHCN: đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng trở lên ở một ngành bất kỳ.

Thí sinh có nguyện vọng học vui lòng nộp hồ sơ xét tuyển về Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại địa chỉ:

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913