Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019
Home / Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 / Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019

Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019

Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019 năm nay sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý vô cùng chặt chẽ để hạn chế tình trạng gian lận thi cử.

Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019

Tìm hiểu quy trình ra đề thi, chấm thi THPT quốc gia 2019

Theo như những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi. Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên, các viện nghiên cứu, giáo viên trường phổ thông.

Tìm hiểu quy trình ra đề thi THPT quốc gia 2019

Quy trình ra đề thi Kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tiến hành như sau:

Bước 1: Soạn thảo đề thi, thẩm định, tinh chỉnh: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi Tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi. Việc soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu về đề thi ( Điều 15 của Quy chế). Đó là:

  • Nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12
  • Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ).
  • Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm, lời văn, câu chữ phải rõ ràng
  • Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối
  • với các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
  • Đề thi phải ghi rõ chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề và phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên)

Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT

Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT 

Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT là nguồn tham khảo quan trọng để soạn thảo đề thi theo quy trình sau:

  • Chủ tịch Hội đồng ra đề thi giao cho một thư ký vòng trong của Hội đồng dùng phần mềm chuyên dụng rút ngẫu nhiên các câu hỏi thi trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi và chuyển cho các Trưởng môn đề thi
  • Trưởng môn đề thi của từng môn thi phân công các thành viên trong Tổ ra đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắc nghiệm;
  • Tổ ra đề thi làm việc chung, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và tổ hợp thành đề thi theo đúng yêu cầu về nội dung đề thi được quy định tại Điều 15 của Quy chế này; sau khi tinh chỉnh lần cuối, Trưởng môn đề thi ký tên vào các đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi;
  • Cán bộ Hội đồng ra đề thi thực hiện khâu trộn đề thi thành nhiều phiên bản khác nhau;
  • Tổ ra đề thi rà soát từng phiên bản của đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi và ký tên vào từng phiên bản của đề thi.

Bước 2: Phản biện đề thi

Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh, các đề thi được tổ chức phản biện độc lập. Các cán bộ phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế này; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết;

Ý kiến đánh giá của các cán bộ phản biện đề thi là một căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong việc quyết định duyệt đề thi.

Các bước chấm thi THPT quốc gia 2019

Các bước chấm thi THPT quốc gia 2019

Các bước chấm thi THPT quốc gia 2019

Bước 1: Nhận bài thi từ Hội đồng thi

Bước 2: Quét phiếu trả lời trắc nghiệm

Phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi.

Bước 3: Nhận dạng ảnh quét

Tiến sĩ Giáo dục Lương Thị Tâm Uyên giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ thực hiện chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng từ ảnh quét được sang văn bản text đã được mã hóa. Tiếp tục xuất dữ liệu toàn bộ phần dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi 3 đĩa CD hoặc DVD, 1 đĩa chuyển về Bộ GD&ĐT, 1 đĩa chuyển cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi và 1 đĩa giao cho Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ.

Bước 4: Sửa lỗi: Nếu phát hiện lỗi, cán bộ kỹ thuật trực tiếp dùng chức năng sửa lỗi kỹ thuật của Phần mềm Chấm thi trắc nghiệm để tiến hành sửa lỗi kỹ thuật của bài thi.

Bước 5: Chấm điểm: Sau khi thực hiện xong các bước trên, Hội đồng thi mới được mở niêm phong Đĩa dữ liệu đáp án do Bộ GD&ĐT cung cấp để chấm điểm.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913