Theo thống kê, ít nhất 1.265 thí sinh rớt tốt nghiệp năm nay do bị điểm liệt môn Ngữ Văn những thí sinh này có thể lựa chọn hướng đi mới cho mình trong năm 2019.
- Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2019 theo tên và số báo danh nhanh nhất
- Những việc thí sinh cần làm để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH/CĐ 2019
- Chỉ tiêu tuyển sinh và dự kiến điểm chuẩn của 18 trường Quân đội năm 2019
Hơn 1.265 thí sinh rớt tốt nghiệp năm nay
Hơn 1.265 thí sinh rớt tốt nghiệp năm nay
Thạc sĩ Toán học Đỗ Trường Giang giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, ngày 14/7 Bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi THPT quốc gia 2019 tới các thí sinh, theo thống kê có ít nhất 1.265 thí sinh rớt tốt nghiệp năm nay do bị điểm liệt môn Ngữ Văn. Trượt tốt nghiệp không hề đồng nghĩa với việc chấm dứt tương lai của các thí sinh, thí sinh có thể lựa chọn những hướng đi mới mang đến nhiều cơ hội việc làm cho thí sinh.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ không đỗ tốt nghiệp cấp 3 khi:
- Bị điểm liệt: Nếu đạt 1,0 điểm hoặc dưới 1,0 điểm, điểm sẽ bị coi là “điểm liệt”.
- Không dự thi đủ số bài thi
- Điểm xét tốt nghiệp dưới 5: Dù thí sinh không bị điểm liệt, không bị kỷ luật hủy bài thi nhưng không có điểm xét tốt nghiệp trên 5,0 thì cũng không đỗ tốt nghiệp.
Rớt tốt nghiệp không có nghĩa là bạn không được học rồi thi lại
Những việc thí sinh cần làm khi không may trượt tốt nghiệp?
- Học và thi lại
Rớt tốt nghiệp không có nghĩa là bạn không được học rồi thi lại. Nếu vẫn muốn lấy được bằng tốt nghiệp cấp 3, bạn có thể học ôn để thi lại vào năm sau với tư cách thí sinh tự do. Để việc học không quá nặng nề vào năm tới, bạn có thể tiến hành bảo lưu điểm thi các môn đủ điều kiện bảo lưu. Thí sinh được bảo lưu điểm thi các môn 2019 để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2020 nếu bài thi, môn thi đạt từ 5 điểm (theo thang điểm 10) trở lên.
- Học nghề
Tiến sĩ Giáo dục Lương Thị Tâm Uyên giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, theo quy định dạy nghề hiện tại có ba cấp độ đào tạo bao gồm: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Tùy từng cấp độ mà thời gian đào tạo khác nhau: Sơ cấp nghề khoảng từ 3 – 6 tháng, Trung cấp nghề là từ 1 – 2 năm và Cao đẳng nghề là từ 2 – 3 năm. Các trường dạy nghề sẽ do Bộ Lao động, thương binh và xã hội quản lý.
Để học nghề bạn chỉ cần tốt nghiệp THCS là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Khi học nghề, bạn nên chú ý chọn các ngành nghề phù hợp với bản thân và cơ hội nghề nghiệp sau này. Sau khi học nghề xong, bạn cũng có thể học liên thông lên nếu muốn.
Học ngành Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Học ngành Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Đối với những thí sinh trượt tốt nghiệp muốn học ngành Y Dược có thể lựa chọn học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là địa chỉ đào tạo Cao đẳng Y Dược hàng đầu được hàng nghìn sinh viên tin tưởng lựa chọn hàng năm. Việc sở hữu mô hình đào tạo bệnh viện – trường học cùng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại kết hợp với sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy từ những thầy cô là những Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Y Dược là yếu tố tiên quyết giúp Trường có được sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh và thí sinh trên toàn quốc.
Năm 2019, Nhà Trường tuyển sinh 5 mã ngành bao gồm:
- Cao đẳng Kỹ Thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (Mã ngành: 6720604)
- Cao đẳng Dược (Mã ngành: 6720201)
- Cao đẳng Điều Dưỡng (Mã ngành: 6720301)
- Cao đẳng Hộ Sinh (Mã ngành: 6720303)
- Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học (Mã ngành: 6720602)
Nhà Trường tuyển sinh những thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, thời gian học hệ chính quy đối với những thí sinh này là 3 năm, còn đối với những thí sinh trượt tốt nghiệp có thể học tại Trường với thời gian đào tạo là 3 năm + 3 tháng (học bổ túc văn hóa để thí sinh có đủ kiến thức theo học những ngành học mình yêu thích). Thí sinh có mong muốn học tập tại Trường cần nhanh chóng liên hệ về Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur theo địa chỉ:
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913