Những hình ảnh sinh viên khoác áo blouse nằm co ro trên ghế, hành lang… tìm giấc ngủ chập chờn trong ca trực ở bệnh viện đã trở nên quá quen thuộc đối với những người làm ngành Y.
- Cuộc sống sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể
- Chương trình đào tạo Bác sĩ nếu kéo dài 9 năm sẽ như thế nào?
- Con gái học ngành Y Dược liệu có tàn phai nhan sắc?
Những tư thế ngủ “bá đạo” của sinh viên ngành Y
Trên các trang mạng xã hội đăng tải những hình ảnh sinh viên ngành Y ngủ với nhiều tư thế khác nhau, ngay lập tức nó đã nhận được nhiều chia sẻ từ bạn trẻ.
Bạn M.T, sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự, khi trực đêm ở bệnh viện, chúng mình chỉ mong có chỗ ngả lưng để khỏi phải “vật vờ” ngoài hành lang, nhất là khi mùa đông giá rét về. Vài chiếc ghế xếp tạm, tờ báo trải trên nền phòng… bởi thế mà êm ái chẳng kém gì giường ở nhà.
Ngủ trên ghế, đứng ngủ
Trong số những hình ảnh được chia sẻ, có rất nhiều tư thế ngủ vô cùng “bá đạo” mà nếu người ngoài ngành đều phải thốt lên rằng “làm sao có thể ngủ được chứ”. Thế nhưng đối với những sinh viên học ngành Y, đây đều là những chuyện rất thường tình.
Trong những hình ảnh được đăng tải có nhiều thế ngủ rất “bá đạo” mà nếu người ngoài cuộc xem đều phải thốt lên rằng: “làm sao có thể ngủ được chứ”. Thế nhưng, Đặng Minh Hiệu (cựu sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế) cười và nói: “Ảnh giống thế này mình cũng có nhiều lắm, chuyện thường của sinh viên học y đó mà”.
Còn Nguyễn Thị Thu Huyền (cựu sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM) thì cho rằng: “có chỗ ngủ là may rồi, nhiều khi còn đứng ngủ nữa đấy”. Khi được hỏi “đứng thì làm sao có thể ngủ”, bạn Huyền giải thích: “thật ra thì vừa đứng vừa tựa vào tường hay lan can gì đấy để chợp mắt một tí. Nỗi lòng của sinh viên học y là thiếu ngủ kinh niên mà”.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sinh viên ngành Y thời gian học hầu như chiếm hết trọn ngày, lại còn đi trực bệnh viện, đi lâm sàng các kiểu. Mà thông thường tối trực nguyên đêm là sáng mai đi học luôn chứ đâu có nghỉ. Vì thế phần lớn sinh viên đều thiếu ngủ nên những hình ảnh trên là những lúc đi trực ở bệnh viện, mệt quá nên ngủ la liệt vậy á”.
Lấy ghế làm giường
Còn cô nàng T.V.S (sinh viên Trường ĐH Y dược Huế) thì khẳng định có thể ngủ trên ghế. “Tụi mình có thể ngủ trên ghế. Cứ đi trực ở bệnh viện mệt quá thì lại kê ghế mà ngủ. Nói chung là ở bất cứ đâu nếu có thể đặt lưng xuống là đều ngủ được hết”.
Ngồi ngủ, trải thùng carton ngủ
Minh Hiệu hài hước kể: “Có đêm thì ghép 3 cái ghế lại ngủ, hết chỗ đường hoàng thì phải ‘thiết kế’ chỗ tạm bợ. Với trực gác mà, học tập là chủ yếu nên cũng tranh thủ nằm chỗ phòng giao ban hoặc phòng hành chính để trong đêm có bệnh nhân thì dễ thức dậy làm việc hơn”.
Còn Trần Thị Thu Trúc (sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế) kể: “Có gì nằm nấy, ghép ghế lại ngủ, không thì ngủ giường bệnh còn trống. Không có thì ngồi ghế rồi gục trên bàn, ngủ ngồi luôn. Nói chung sinh viên học y ngủ là khổ nhất”.
Với Huỳnh Thị Cẩm Nhung (sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế) thì chỉ mong được ngủ nên có bất cứ chỗ nào còn trống là đều tận dụng để ngủ mỗi lần đi trực. Nhung nhớ có lần mệt quá mà ghế cũng không còn để kê mà ngủ, Nhung phải ra hành lang nằm lên xe đẩy bệnh nhân rồi lấy áo blouse đắp lên ngủ. Có nhiều hôm được các điều dưỡng ở bệnh viện cho những thùng carton cũ rồi trải xuống đất nằm ngủ”.
Cẩm Nhung chia sẻ thêm: “Có nhiều khoa trực rất vất vả, phải đứng túc trực bên cạnh 24/24 như các phòng hồi sức nhi. Có hôm mệt quá thì thay phiên đứa này canh rồi đứa kia nằm luôn xuống đất mà chẳng cần chiếu gối gì cả. Cứ đặt người xuống là ngủ thôi”.
Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913