Kết thúc môn thi Ngữ văn, hầu hết thí sinh nhận xét rằng đề thi năm nay tương đối mới lạ, nhưng để có điểm cao là rất khó do đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, kiến thức xã hội.
- HOT: Đề thi chính thức và hướng dẫn đáp án môn Ngữ văn thi THPT quốc gia 2019
- Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2019 theo tên và số báo danh nhanh nhất
- Mỗi môn cần bao nhiêu điểm để đỗ tốt nghiệp THPT năm 2019?
Nhận xét đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019: Đề hay nhưng quá khó
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019 là một đề thi hay, có tính phân hóa cao, vừa đảm bảo các yêu cầu về xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở tuyển sinh ĐH, CĐ.
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019 hay và lạ
Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nhiều giáo viên nhận định đề thi văn năm nay là đề thi thành công, vừa sức học sinh, tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh bước vào các môn thi tiếp theo. Đề thi có mức độ phân hóa cao, đặc biệt ở câu nghị luận văn học.
Về cấu trúc đề thi năm nay cơ bản giữ nguyên như đề thi năm trước, bám sát đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Riêng câu Nghị luận văn học, đề thi năm nay có yêu cầu “nhẹ” hơn so với đề thi năm trước.
Phần Đọc hiểu, thí sinh cần bám sát ma trận đề thi, với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Đặc biệt, ở câu hỏi số 4, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về hành trình theo đuổi khát vọng của con người. Đây là câu hỏi mở, học sinh phát huy được tư duy phản biện để bảo vệ ý kiến cá nhân.
Phần Làm văn, câu 1 bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề không mới song thiết thực và có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Tuy nhiên, thí sinh phải có tư duy độc lập, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo mới tạo được ấn tượng cho phần bài làm của mình.
Câu 2 yêu cầu của đề là cảm nhận về hình tượng sông Hương trong một đoạn trích, từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Về yêu cầu cảm nhận, không làm khó mọi thí sinh ở các trình độ. Về yêu cầu mang tính phát hiện, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lý luận, am hiểu về phong cách của nhà văn mới có thể đưa ra những nhận xét sắc bén, “ăn điểm”.
Một thí sinh tại Bạc Liêu cho biết, dù em đã cố gắng làm hết bài, nhưng để có điểm cao là rất khó do đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, kiến thức xã hội.
Trong khi đó một giáo viên dạy Ngữ Văn tại Sóc Trăng cho rằng, đề thi Ngữ văn năm nay có sự phân hóa lớn, đánh giá được trình độ của học sinh. Song muốn có điểm cao là rất khó. Vị giáo viên này cho rằng để có điểm trung bình cũng khó đạt được với đa số học sinh.
Dự đoán phổ điểm môn Văn không có nhiều điểm cao
Về phổ điểm, với đề thi năm nay, một giáo viên dự đoán học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá đạt 7 – 8. Tuy nhiên, đề thi dù được đánh giá là không quá khó nhưng sẽ không nhiều thí sinh có thể để đạt điểm 9 – 10 do tính chất phân hóa cao của đề thi.
Bố cục phù hợp với đề minh họa của Bộ GD&ĐT, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng. Đề cơ bản không gây bất ngờ cho học sinh. Phần Đọc hiểu đúng theo định hướng của Bộ GD&ĐT: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Phần Nghị luận xã hội, đề yêu cầu học sinh viết về “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống”. Đây là chủ đề không mới nhưng phù hợp để nhắc nhở thế hệ trẻ có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
Phần Nghị luận văn học, đề sử dụng tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đoạn trích ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn. Với đoạn trích này, đề đảm bảo nội dung cơ bản trong chương trình, nhấn mạnh đặc trưng phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời vẫn phát huy được sự cảm nhận riêng của người đọc về vẻ đẹp sông Hương qua cách miêu tả của nhà văn.
Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, đồng thời vẫn phát huy được cá tính sáng tạo của học trò. Đặc biệt nhấn mạnh về nhấn mạnh vẻ đẹp sông Hương là cách nhắc nhở học sinh biết yêu cái đẹp của văn chương và cái đẹp của quê hương đất nước.
Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913