Do không phân bổ thời gian hợp lý mà nhiều thí sinh thường bỏ các câu cuối trong đề thi THPT quốc gia, để hạn chế được tình trạng này thí sinh cần nắm được nguyên tắc làm bài thi môn Tiếng Anh năm 2019.
- Đề thi thử và đáp án môn Toán lần 3 Trường THPT chuyên ĐH Vinh năm 2019
- Toàn bộ công thức môn Vật lý lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2019
- Đề thi thử môn Lý 2019 có đáp án THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh lần 1 – 2019
Nguyên tắc phân bố thời gian làm bài thi môn Tiếng Anh năm 2019
Nguyên tắc phân bố thời gian làm bài thi môn Tiếng Anh năm 2019
Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, thí sinh cần lưu ý một số điểm sau đây trong quá trình làm bài thi:
- Thời gian: 60 phút
- Số câu hỏi: 50 câu
- Khoảng 2 phút đầu: để đọc lướt toàn bộ đề thi
- Làm các câu hỏi nhận biết và thông hiểu trước.
Từ 30-40 giây/câu (kể cả tô đáp án): Các câu này kiến thức cơ bản như trọng âm, phát âm, chọn câu đúng, tình huống giao tiếp… Chỉ nên dành khoảng từ 30 – 45 giây cho một câu này.
Từ 45 giây – 1 phút (kể cả tô đáp án): Với các dạng sửa lỗi sai – đục lỗ – đồng nghĩa – trái nghĩa – viết lại câu – kết hợp câu, thí sinh có thể dành thời gian lâu hơn một chút để làm. Nếu quá thời gian này mà vẫn không tìm ra đáp án thì nên bỏ qua, đánh dấu lại và giải quyết các câu sau trước. Quãng thời gian làm các bài này chỉ nên là 25 phút đầu.
Phần đọc hiểu: Đây là phần quan trọng, chiếm số điểm tương đối lớn và thí sinh nên dành thời gian để đọc đề bài.
Phần đọc hiểu là một trong những phần quan trọng trong đề thi
Khi làm bài nên đọc lướt qua để biết nội dung chính của đoạn văn
Có 3 bài đọc hiểu, nguyên tắc làm bài là 7-10-13. Tức là 7 phút cho bài reading multiple choice (câu hỏi nhiều lựa chọn); 10 phút cho bài reading comprehension (đọc hiểu) mức độ dễ và 13 phút cho bài đọc hiểu mức độ vận dụng cao còn lại.
Dưới đây là gợi ý cách chia thời gian phù hợp cho mỗi phần câu hỏi môn Tiếng Anh mà các giảng viên môn Tiếng Anh hiện đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để thí sinh tham khảo.
Tóm lại:
Làm câu nào chắc “ăn” câu đó, tô đáp án luôn không “để dành”
Đánh dấu lại những câu mà bản thân hoàn toàn không có kiến thức nào về nó để làm sau.
Rà soát lại lần cuối xem có bỏ sót câu nào chưa tô đáp án không.
Nguyên tắc là không bỏ sót câu nào dù không biết.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913