Làm gì để chiếm trọn điểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?
Home / Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 / Làm gì để chiếm trọn điểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?

Làm gì để chiếm trọn điểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?

Phần nghị luận văn học là một trong những phần chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi môn Ngữ Văn, vậy thí sinh nên làm gì để dành trọn điểm phần thi này?

Làm gì để chiếm trọn điiểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?

Làm gì để chiếm trọn điểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?

Làm gì để chiếm trọn điểm thi phần nghị luận văn học trong môn Ngữ Văn?

Phần nghị luận văn học là một trong những phần chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi môn Ngữ Văn, chính vì vậy để đạt được điểm cao môn thi này thí sinh cần làm thật tốt phần chuyên đề này. Để giúp các thí sinh có thêm tài liệu cũng như cách thức làm bài phần nghị luận văn học chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp cách làm bài thi chuyên đề nghị luận văn học để các thí sinh có thể tham khảo.

Có thể thấy nghị luận văn học là phần quan trọng nhất chiếm tới 5 điểm trong bài thi môn Văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Dựa trên đề thi mẫu mà Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố năm 2018, chúng ta thấy rằng cấu trúc bài văn nghị luận văn học đã có sự thay đổi rất lớn so với những năm trước cũng như đề thi của năm 2017. Điểm mới trong đề nghị luận văn học môn Ngữ Văn THPTQG năm nay là có sự xuất hiện của chương trình lớp 11 với nhiều tác phẩm được đưa vào đề thi.

Thí sinh cố gắng ôn luyện thật tốt để hoàn thành tốt bài thi nghị luận văn học

Thí sinh cố gắng ôn luyện thật tốt để hoàn thành tốt bài thi nghị luận văn học

Mặc dù sự xuất hiện của phần kiến thức lớp 11 và 12 trong đề thi môn Văn không còn là mới nhưng các em cần lưu ý cấu trúc đề thi năm nay sẽ không còn là đề so sánh như các năm trước đây. Đối với đề thi các năm trước, lượng kiến thức lớp 11 và 12 xuất hiện trong đề so sánh là 50 – 50. Ví dụ: “Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ, hai nhận vật, hai chi tiết…”.

Chính đặc điểm này sẽ chi phối cấu trúc bài làm văn của các em. Cụ thể, các thí sinh lần lượt đi từ phân tích đơn vị kiến thức thứ nhất đến đơn vị kiến thức thứ 2 và cuối cùng là đi so sánh, rút ra kết luận, lí giải nguyên nhân. Năm nay, nếu các em quan sát kỹ đề thi mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo có thể dễ dàng nhận ra trong cấu trúc bài nghị luận văn học đơn vị kiến thức lớp 12 vẫn là chủ đạo, nhưng có thêm câu hỏi phụ (yêu cầu có sự liên tưởng đến kiến thức lớp 11).

Tất nhiên câu hỏi đã có liên tưởng thì sẽ có cơ chế so sánh để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt, nhưng tương đồng, khác biệt ở đây không phải để thấy rõ hai đối tượng, mà để làm nổi bật được đối tượng đơn vị kiến thức thứ nhất trong chương trình ở lớp 12 được hiện hữu trong đề bài như là một yêu cầu nghị luận cơ bản.

Lưu ý cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Lưu ý cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Lưu ý cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Thời gian để làm bài nghị luận văn học là từ 60 – 70 phút/120 phút. Chính vì vậy khi làm bài nghị luận văn học, yêu cầu đầu tiên là các em đọc thật kỹ để xác định được yêu cầu, nội dung cơ bản cần nghị luận là gì? Phần liên tưởng đề cập đến ở mức độ và góc độ nào để viết cho vừa phải đúng mức và không bị lạc đề.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ chính thức khởi động, các em hãy cố gắng ôn tập thật tốt, luyện nhiều dạng đề và đừng quên nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913