Atlat là một trong những vật dụng được phép mang vào phòng thi môn Địa lý trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho thí sinh trong quá trình làm bài thi.
- Hệ thống các tác phẩm trọng tâm môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy
- 10 kỹ thuật giải Toán trắc nghiệm siêu nhanh bằng máy tính casio
- Trọn bộ kiến thức phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2019
Khai thác Atlat Địa lý như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Khai thác Atlat Địa lý như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Nắm vững cấu trúc quyển Atlat
Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cấu trúc Atlat Địa lý như Atlat cung cấp thông tin gì, giúp làm những dạng bài tập gì… Khi nắm rõ cấu trúc Atlat, các bạn sẽ tìm kiếm thông tin nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian, chính xác hơn, để làm các câu hóc búa hơn.
Theo như những thông tin mà Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp thì Atlat Địa lý gồm các nội dung như sau:
- Trang 3: Hệ thống lại các kí hiệu bản đồ dùng trong Atlat
- Trang 4, 5: Thể hiện phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương.
- Trang 6 – 14: Là những kiến thức thuộc phần Địa lý tự nhiên
- Trang 15 – 16: Kiến thức thuộc chương Địa lý dân cư
- Trang 17 – 25: Tóm tắt kiến thức về các ngành kinh tế. Cụ thể: Kinh tế chung ở trang 17; kinh tế nông nghiệp trang 18, 19, 20; kinh tế công nghiệp trang 21, 22; các ngành dịch vụ trang 23, 24, 25
- Trang 26-30: Địa lý các vùng kinh tế
Hiểu rõ các ký hiệu
Trong Atlat, ký hiệu được sử dụng rất nhiều vì thế thí sinh cần nắm chắc các ký hiệu như tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp, ký hiệu khoáng sản, địa hình… để vận dụng tốt, tránh nhầm lẫn.
Thường mỗi bản đồ về dân cư, ngành kinh tế sẽ có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn, miền) thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp…), về cơ cấu, về xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế… Thí sinh cần biết cách khai thác biểu đồ để trả lời câu hỏi cũng như giảm tải nội dung lý thuyết cần ghi nhớ.
Trang mục lục ở cuối quyển Atlat cho ta biết trang bản đồ cần tìm
Những câu hỏi có thể dùng Atlat
Trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, ngoài các câu hỏi nêu trực tiếp dùng Atlat để trả lời, các câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế,… đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong sách giáo khoa. Những câu hỏi chỉ đích danh việc dùng Atlat trang nào thì thí sinh có thể chỉ cần dùng 1 bản đồ ở trang đó. Nhưng cũng có những câu hỏi khó hơn cần dùng nhiều trang bản đồ để trả lời.
Lưu ý chung
Trắc nghiệm môn Địa lý chắc chắn sẽ có phần sử dụng Atlat, thí sinh cần nắm rõ phần này để không mất thời gian làm bài vì thời gian hạn hẹp
Có thể làm các câu Atlat sau cùng để không phải đóng mở Atlat nhiều lần, mất thời gian
Trang mục lục ở cuối quyển Atlat cho ta biết trang bản đồ cần tìm. Thay vì mở từng trang xem ở đâu, thí sinh có thể mở mục lục tìm cho nhanh
Đọc kỹ ghi chú trong Atlat
Lưu ý đến các biểu đồ, lát cắt kèm theo bản đồ cùng trang để nắm số liệu dễ dàng hơn.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913