Cách sắc và uống thuốc Đông Y như thế nào để có tác dụng tốt nhất?
Trang chủ / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Cách sắc và uống thuốc Đông Y như thế nào để có tác dụng tốt nhất?

Cách sắc và uống thuốc Đông Y như thế nào để có tác dụng tốt nhất?

Ngày nay xu hướng điều trị bằng thuốc Đông Y được nhiều người ưa chuộng bởi nó ít mang lại tác dụng phụ, tuy nhiên cần biết sắc và uống thuốc đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách sắc và uống thuốc Đông Y như thế nào để có tác dụng tốt nhất?

Cách sắc và uống thuốc Đông Y như thế nào để có tác dụng tốt nhất?  

Bác sĩ YHCT Minh Huệ, giảng viên lớp văn bằng 2 Cao đẳng Dược Thứ 7 Chủ nhật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để thuốc đông y có tác dụng tốt nhất khi sử dụng, người dùng phải tuân thủ đúng các bước, từ việc sắc rồi uống với liều lượng sao cho hợp lý.

Cần biết sắc thuốc đúng cách

Để thuốc đông y phát huy tác dụng tối đa, người sử dụng cần lưu ý đến phương thức sắc thuốc.

Bs Minh Huệ cho biết, người bệnh mỗi ngày thường uống 1 thang thuốc, 1 thang sắc 2 lần đối với thuốc chữa bệnh, 3 – 4 lần đối với những loại thuốc bổ dưỡng… Thầy thuốc sẽ có những hướng dẫn riêng tùy từng loại bệnh, người bệnh nên lưu ý những ghi chú trên toa thuốc vì có những bệnh, thuốc chỉ sắc 1 lần là đổ bỏ.

Để có được chất lượng thuốc tốt nhất thì việc sắc thuốc cũng cần tuân thủ một số điều kiện. Trước tiên, phải luôn nhớ dù thuốc sắc bao nhiêu lần trong ngày đều phải lấy phần nước thuốc sau mỗi lần sắc gộp chung lại và chia đều ra các cữ để uống. Việc hòa chung nước thuốc các lần sắc lại sẽ giúp thuốc có hoạt chất bằng nhau ở các cữ uống, do nước sắc lần 1 sẽ cho hoạt chất nhiều nhất và nhạt dần ở những lần sau.

Nước sử dụng để sắc thuốc phải là nước sạch, tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà cho nước vừa phải. Thông thường, đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay đối với lần đầu; những lần sắc sau ít hơn lần trước một chút.

Thuốc đông y hay còn được gọi là thuốc thang, loại thuốc muốn uống phải sắc, khi uống phải để nước thuốc ấm, khi ấy nhiệt độ của thuốc và nhiệt độ cơ thể phù hợp thì thuốc sẽ nhanh có tác dụng, đồng thời không gây tình trạng đầy bụng.

Thời gian uống thuốc sắc tốt nhất là lúc bụng nửa đói nửa no, tránh ăn no rồi mới uống ngay sẽ gây đầy bụng, do tỳ (một cơ quan nằm bên trái của dạ dày có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng) lúc đó chỉ vận chuyển thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Riêng đối với những toa thuốc điều trị bệnh về đường tiêu hóa thì nên uống lúc đói.

Theo bác sĩ YHCT Nguyễn Hữu Định, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sử dụng thuốc Đông Y hiệu quả nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, nắm vững những nguyên tắc căn bản trong việc sắc và uống thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần dùng thuốc đã được kê đơn, không tự ý mua thuốc theo đơn của người khác dù người đó có triệu chứng bệnh giống mình. Việc này giúp người bệnh tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc chưa qua sơ chế sao tẩm gây ảnh hưởng sức khỏe.

Khoảng thời gian giãn cách giữa các lần uống thuốc tốt nhất là cách nhau trên 4 giờ (đối với 3 lần uống/ngày) và trên 8 giờ (với 2 lần uống/ngày).

Cách sắc thuốc Đông Y đúng cách

Cách sắc thuốc Đông Y đúng cách

Dùng siêu sắc đúng chuẩn

Khi sắc thuốc, nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc, bởi trong các vị thuốc có rất nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy và làm biến đổi, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Trước đây, người bệnh chỉ dùng siêu đất và đun bằng than, củi, mất rất nhiều thời gian… thì ngày nay đã có rất nhiều dụng cụ sắc thuốc vừa tiện lợi lại không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc. Trong số đó có siêu điện (người bệnh tự sắc), tủ điện hoặc máy sắc (dành cho các bệnh viện)… tiện lợi và an toàn.

Tuân thủ những kiêng kị khi uống thuốc

Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Dược hệ chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi sử dụng thuốc Đông Y có một số điều kiêng kị người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo được chất lượng của thuốc, chẳng hạn như: đau dạ dày thì phải kiêng chua, cay, nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các bệnh phong thấp đau nhức thì phải kiêng đồ biển, đồ phong (tôm cua, cá biển, thịt bò, gà, măng, cà…), chỉ nên ăn thịt heo, cá đồng, cá sông. Ngoài ra, còn phải kiêng cữ một vài chất có thể làm mất chất lượng của thuốc như: đậu xanh, giá sống, củ cải trắng, rau muống, khoai lang…

Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Tài liệu: Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản (Tập 1 + 2)

Cuốn sách hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật Điều dưỡng bao gồm 55 kỹ năng phổ biến được Điều dưỡng thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đây là tài liệu hữu ích đối với những ai đang học và làm việc trong nghề Điều dưỡng.