Say xe là nỗi ám ảnh đối với sinh viên đi học xa nhà, để khắc phục tình trạng này các bạn có thể tham khảo 10 cách chống say tàu xe hiệu quả sau đây.
- Top 7 smartphone giá rẻ, cấu hình tốt nhất dành cho tân sinh viên
- Học Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội có tốt không?
- Hướng dẫn sinh viên cách di chuyển bằng xe bus đến Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
10 cách chống say tàu xe hiệu quả cho sinh viên học xa nhà
Chọn vị trí ngồi
Bạn nên ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt vì ngồi ghế đầu thường ít xóc hơn. Bạn nên chọn ghế đầu, thoáng mát, gần cửa sổ, hạn chế nhìn sang ngang mà hãy nhìn thẳng về phía trước. Tốt nhất bạn nên cố gắng ngủ khi ngồi trên xe vì nó giúp bạn quên đi cơn say xe.
Đeo khẩu trang
Bạn nên đeo khẩu trang để tránh ngửi mùi của máy lạnh trên xe (không quá dày vì nó sẽ khiến bạn khó chịu, tăng cảm giác buồn nôn) và ngoài ra bạn có thể nhai thêm kẹo cao su để át mùi xe.
Vỏ cam, quýt
Dược sĩ, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong vỏ cam, quýt có tinh dầu khiến bạn an thần nhẹ, cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sự co bóp dạ dày, ruột tránh buồn nôn. Bạn có thể xé nhỏ vỏ quýt (cam) nhét vào lỗ mũi, hoặc dùng móng tay bấm vào vỏ quýt (cam) cho tinh dầu bay vào mũi tránh mùi tàu xe (hạn chế mùi xăng, đồ dùng trong xe xộc vào mũi, tránh được cảm giác nôn nao trong người).
Lá trầu không
Lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn nên trước khi lên tàu xe 15 phút, bạn sử dụng dùng khoảng 3 đến 4 lá trầu không xé hơi nát dán vào rốn, sau đó dùng vải xô hoặc băng dính… cố định lá trầu lại ở vùng rốn. Thỉnh thoảng bạn đưa lá trầu lên ngửi sẽ át được mùi xe và cản gió giúp bạn đỡ mệt mỏi.
Nói chuyện với bạn bè xung quanh
Nếu tinh thần âu lo, căng thẳng sẽ rất dễ buồn nôn. Vì vậy bạn nên nói chuyện với bạn bè trên cùng chuyến xe để quên đi cảm giác say xe. Bạn nên mang theo một ít đồ ăn vặt, máy nghe nhạc, hát, chơi trò chơi để quên việc say xe.
Ăn khoai lang
Bạn Vân Anh, sinh viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khoai lang sống có tác dụng rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, giúp chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày vậy nên có tác dụng chống nôn. Bạn có thể lấy củ khoai lang tươi để ăn nhai nuốt cả bả để giảm bớt các triệu chứng say xe. Bạn cũng có thể ăn dặm một ít khoai lang luộc sẵn trước khi lên xe tránh bụng trống rỗng khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống nước ấm
Bạn nên uống 1 đến 2 ly nước ấm trước khi lên xe sẽ giúp bạn quên cảm giác buồn nôn, ấm bụng, thư giãn thần kinh. Ngoài ra bạn cũng có thể uống từng ngụm nước ấm nhỏ trên chuyến đi để tránh khô miệng, buồn nôn.
Chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn vặt trên xe
Chú ý ăn uống
Bạn không nên ăn quá nhiều và uống nước có gas, chỉ nên ăn một ít bánh mì, mẫu bánh quy, đồ ăn khô để giảm lượng nước bọt và dịch tại dạ dày tránh cảm giác buồn nôn, khó chịu… và cũng nên dự trữ một chút bánh với hương vị yêu thích nhấm nháp suốt hành trình. Không nên chọn những hương vị tỏi, hành, cay… có mùi đặc biệt vì nó sẽ khiến tình trạng say xe của bạn càng tồi tệ hơn.
Quấn khăn khô
Bạn Thu, sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, quấn khăn khô giữ ấm cũng là một cách giảm triệu chứng say xe hiệu quả. Bạn quấn khăn từ phía sau gáy ra trước ngực. Tác dụng: cũng giống như việc sử dụng lá trầu không có tác dụng giảm triệu chứng gây say xe rất hữu hiệu với nhiều người.
Gừng
Bột gừng khô chống say xe cũng rất tốt, giúp bạn giảm buồn ngủ, khô miệng… bạn cũng có thể ngậm gừng tươi cắt lát nhỏ, mỏng hoặc uống 1 ly trà gừng.
Cách pha trà gừng: gọt sạch vỏ cắt vài lát gừng tươi mỏng, chuẩn bị một ấm nước nóng đổ vô bình trà đã đặt những lát gừng thái sẵn đậy chặt nắp để giữ mùi thơm. Ngâm trong vòng 15 phút rồi rót nước ra ly thêm một chút mật ong hoặc đường nâu… để tạo ngọt nếu thích.
Trà gừng có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp dẫn thụ thức ăn trước khi lên xe nhanh chóng, chống nôn.
Trên đây là một số cách giúp giảm tình trạng say xe, chúc bạn có chuyến đi an toàn và khỏe mạnh.
Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913