Dược sĩ Pasteur tư vấn những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / Dược sĩ Pasteur tư vấn những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Dược sĩ Pasteur tư vấn những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Để phòng những trường hợp cấp bách trong những ngày Tết, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn trong nhà một số loại thuốc thông dụng sau.

Dược sĩ Pasteur tư vấn những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Dược sĩ Pasteur tư vấn những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Thuốc dị ứng

Thời gian nghỉ Tết nhiều gia đình có những chuyến đi chơi xa hoặc về quê và ăn nhiều thực phẩm lạ, do đó nguy cơ dị ứng với đồ ăn hoặc thời tiết là khó có thể tránh khỏi. Chính vì thế các gia đình nên dự trữ sẵn thuốc dị ứng đề phòng trường hợp cần dùng đến. Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội cho biết, nên dự trữ sẵn các loại thuốc có dạng bôi chống ngứa như Crotamiton&I – menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetale, Chlopheniramin, Polaramin trong trường hợp bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.

Thuốc tiêu hóa

Ngày Tết ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, thịt, nước ngọt, rượu bia… dễ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, nhất là ở trẻ em. Chính vì thế, các gia đình nên dự trữ thuốc tiêu hóa để đề phòng trường hợp cấp bách cần dùng đến.

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số loại thuốc tiêu hóa phổ biến gồm berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hoá, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol), thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng), thuốc trị khó tiêu, đầy bụng…

Trường hợp bị tiêu chảy, đi ngoài chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Chính vì thế việc bù lượng nước đã mất bằng orezon là việc nên làm. Bạn nên dự trữ sẵn trong tủ thuốc 10-15 gói oresol. Cần pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó bạn có thể dùng viên nén hydrite thay cho oresol. Cần pha viên thuốc với nước đun sôi theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Việc ăn uống thất thường khiến bạn khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi Simethicon (Simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày domperidon (Motilium-M), metoclopramid (Primperan).

Một số loại thuốc cần dự trữ dịp tết

Một số loại thuốc cần dự trữ dịp tết

Thuốc hạ sốt, cảm cúm

Thời tiết nóng lạnh thất thường có thể khiến bạn bị sốt, cảm cúm với các triệu chứng như nhức đầu, chảy nước mũi… Chính vì thế việc dự trữ các loại thuốc hạ sốt, cảm cúm trong những ngày Tết là rất cần thiết.

Theo Dược sĩ, các gia đình nên dự trữ Rhumenol chứa PPA chống cảm lạnh và vitamin C để phòng tránh bệnh này. Nhiều loại thuốc cảm (như Tiffy, Decolgen…) cũng chứa PPA. Trường hợp bị cảm nhẹ, dùng trà gừng 2 gói pha với 60 ml nước sôi.

Thuốc nhỏ mũi và mắt

Những ngày Tết bạn đi lại nhiều nơi, cùng với thời tiết lạnh, gió rét, bụi bặm dễ gây khó chịu cho mắt và mũi. Vì thế trong nhà mỗi người những ngày này cần dự trữ sẵn lọ Natri clorid 0,9% chỉ định dùng nhỏ mắt trong các trường hợp khô mắt hoặc cảm giác khó chịu, dùng để rửa mắt do bụi, rửa trôi các dị vật nhỏ bám vào mắt, làm giảm các triệu chứng nghẹt, sổ mũi.

Thuốc bỏng

Nhu cầu nấu nướng trong những ngày Tết gia tăng, ngoài ra cũng không loại trừ những nguy cơ bỏng do bô xe, xoong nồi lóng, than lửa… Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản khi bị bỏng, bạn nên mua thêm một số loại thuốc trị bỏng để đề phòng như Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt.

Thuốc bổ gan

Tần suất sử dụng rượu, bia tăng những ngày Tết sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến gan, đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử nhiễm bệnh. Chính vì thế những loại thuốc bổ gan cần được dự trữ trong nhà bổ sung trong kỳ nghỉ này.

Bác sĩ tư vấn những người mắc bệnh gan cần ghi nhớ các món ăn giàu mỡ không có lợi cho sức khỏe, ngoài việc sử dụng thuốc, cần kiểm soát khẩu phần ăn.

Một số loại thuốc nên dự trữ trong nhà

Một số loại thuốc nên dự trữ trong nhà

Thuốc hạ huyết áp

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, huyết áp cao rất nguy hiểm có thể gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim xuất hiện. Ngày Tết, nhiều người có tâm lý thoải mái sử dụng thức ăn, rượu bia, khiến bệnh có nguy cơ tái phát hoặc tăng nặng. Chính vì thế gia đình có người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, nên chuẩn bị thuốc huyết áp, tránh nguy cơ huyết áp tăng đột biến, có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Loại thuốc huyết áp thông dụng là Amlodipin viên 5 mg, mỗi ngày uống một viên. Bạn cũng có thể mua loại thuốc hạ huyết áp tác dụng nhanh Nifedipin viên 10 mg, thuốc này được sử dụng cho những người tăng huyết áp và đau thắt ngực.

Bên cạnh những loại thuốc kể trên, bạn nên dự trữ một số dụng cụ y tế như: urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng để rửa vết thương, nước oxy già, cồn 70 độ cùng một số dụng cụ y tế khác như nhiệt kế, kéo…

Yduochn.com.vn.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913