Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với ứng viên ngành Điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản, để thực hiện được điều này ứng viên Điều dưỡng cần nắm được 8 kỹ năng quan trọng sau đây:
- Từ vựng Tiếng Anh về các loại thuốc trong ngành Dược
- Thông báo tuyển chọn ứng viên làm việc tại CHLB Đức, khóa 5 năm 2019
- Kinh nghiệm học tiếng Đức và Top 3 trung tâm dạy tiếng Đức uy tín cho Điều dưỡng viên
8 kỹ năng giao tiếp với người Nhật mà Điều dưỡng viên cần nắm được
8 kỹ năng giao tiếp với người Nhật mà Điều dưỡng viên cần nắm được
Dưới đây là 8 kỹ năng gây thiện cảm khi giao tiếp với người Nhật mà các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp cho các ứng viên làm việc tại Nhật Bản cần biết:
- Kỹ năng cúi chào theo kiểu Nhật
Để hoàn thành tốt được công việc của mình, Điều dưỡng viên cần nắm được nghi thức chào hỏi theo phong cách của người Nhật Bản, Nhật Bản cũng là quốc gia có rất nhiều lễ nghi và quy tắc mà bạn cần phải tuân thủ. Người Nhật khi chào ai đó đều cúi mình và tùy vào từng mối quan hệ và địa vị xã hội sẽ có kiểu chào khác nhau. Cụ thể như sau:
Kiểu khẽ cúi chào: Thân mình và đầu khẽ cúi khoảng 15 độ. Thường áp dụng trong giao tiếp hàng ngày khi gặp đồng nghiệp hay bạn bè cùng trang lứa,…
Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi xuống khoảng 30 độ, thường áp dụng khi chào hỏi ai đó khi gặp lần đầu.
Kiểu cúi chào Saikeirei: Người cúi xuống khoảng 45 độ, thường áp dụng để thế hiện lòng biết ơn với một ai đó.
Tùy vào địa vị và mối quan hệ xã hội các Điều dưỡng viên nên lựa chọn kiểu chào phù hợp đảm bảo được tính lịch sự trong quá trình giao tiếp.
- Giao tiếp bằng mắt
Ngọc Ánh sinh viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội chia sẻ, người Nhật thường tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện trong quá trình giao tiếp, theo văn hóa Nhật Bản việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị coi là người bất lịch sự. Người Điều dưỡng cần chú ý đến điểm khác biệt vô cùng quan trọng này trong giao tiếp với người Nhật.
- Sự im lặng
Đối với người Nhật, họ cho rằng nói ít tốt hơn là nói quá nhiều và đôi khi im lặng cũng là cách không muốn làm ai đó phật ý.
- Nói giảm nói tránh
Để từ chối một vấn đề người Nhật sẽ rất ít khi nói “KHÔNG” thay vào đó khi muốn từ chối một vấn đề gì đó, họ thường nói “điều này khó”, Điều dưỡng viên Việt Nam sang Nhật Bản làm việc cần chú ý đến điểm quan trọng này để không làm mất lòng đối phương.
Học Cao đẳng Điều dưỡng để có cơ hội sang Nhật Bản làm việc
- Tiết chế cảm xúc
Đây cũng chính là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng,… đi xuất khẩu Điều dưỡng sang Nhật Bản cần phải biết. Bởi trong cuộc sống chắc hẳn sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy bực bội, khó chịu chuyện gì đó. Nhưng đừng để tâm trạng đó ảnh hưởng đến công việc và người khác.
- Lắng nghe tích cực
Đặc thù công việc của điều dưỡng Nhật Bản khác so với ngành nghề lao động phổ thông khác. Đó là chăm sóc người già, người bệnh. Vì vậy, biết lắng nghe một cách tích cực là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Lời khen
Cách khen của người Nhật khác với người Việt. Nếu như ở Việt Nam, nếu bạn muốn khen ai đó có làn da đẹp thì thường nói “ Bạn có làn da rất đẹp”. Nhưng nếu ở Nhật thì bạn nên nói “Làm thế nào để có làn da đẹp như bạn”. Bởi khi bạn nói khen thẳng như vậy – dù thật lòng thì người Nhật lại hiểu nhầm là bạn đang phê phán theo đường vòng. Vì vậy, khi khen ai đó bạn cũng nên cẩn trọng nhé!
- Bữa ăn
Tại Nhật, việc bạn ăn mỳ phát ra tiếng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi ăn uống tại Nhật bạn cũng cần phải chú ý: không cắn đôi thức ăn, không trộn wasabi với nước tương, không dùng tay đỡ đồ ăn rơi, không lật ngược nắp bát,…
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn Điều dưỡng viên khi tham gia chương trình xuất khẩu Điều dưỡng sang Nhật Bản.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913