Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp

Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp

Việc nâng cao vai trò cũng như ảnh hưởng của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp là vấn đề bức thiết hiện nay mà các cơ quan chức năng cần phải thực hiện.

Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng

Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng

Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng

Tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, đây cũng chính là căn bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay, bệnh nhân mắc tăng huyết áp thường không có dấu hiệu rõ ràng, tăng huyết áp chỉ được phát hiện khi bệnh nhân vô tình đi khám hoặc đến khi xảy ra các biến chứng như đột quỵ, tai biến mạch não thì bệnh nhân mới biết mình bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp đang trở thành đại dịch toàn cầu, cùng chung tay phòng chống và điều trị chứng bệnh nguy hiểm này là nhiệm vụ của tất cả các nhân viên Y tế, từ Điều dưỡng viên, Dược sĩ Cao đẳng,..đặc biệt Việt Nam đang nâng cao vai trò của Dược sĩ trong công tác phòng và điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng.

Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thì tại Mỹ các Dược sĩ sẽ là người cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và kiểm soát huyết áp trong các phòng khám chuyên khoa cũng như các phòng khám cộng đồng và các hiệu thuốc, để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như cải thiện công tác phòng ngừa chứng bệnh này.

Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp

Ở Việt Nam hay ngay cả các nước phát triển thì việc điều trị và dự phòng tăng huyết áp thường chỉ do Bác sĩ hay Điều dưỡng cao đẳng, Điều dưỡng Đại học đảm nhiệm, vai trò của Dược sĩ là rất ít. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa Bác sĩ – Điều dưỡng – Dược sĩ trong việc phòng và điều trị căn bệnh này, đây chính là lý do khiến vai trò của Dược sĩ Cao đẳng hay Dược sĩ Cao đẳng học hệ Văn bằng 2 ngày càng được coi trọng.

Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp

Tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp

Để tăng cường vai trò của Dược sĩ trong phòng và điều trị tăng huyết áp, các nước phát triển cũng như Việt Nam đang hướng đến những mục tiêu sau:

  • Dược sĩ phụ trách chuyên môn tại các phòng khám cộng đồng

Điều này có nghĩa là tăng cường các số lượng Dược sĩ có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên tham gia công tác phụ trách chuyên môn tại cộng đồng, phụ trách xem bệnh nhân tăng huyết áp này uống thuốc như thế đã đúng chưa, thuốc này có tác dụng phụ gì cho bệnh nhân hay không,…để làm được điều này ngành Dược cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao chất lượng Dược sĩ Trung cấp hiện có, thúc đẩy những Dược sĩ này theo học Liên thông Cao đẳng Dược để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Việc khám bệnh của các Dược sĩ sẽ không giống với việc khám bệnh của các Bác sĩ, Dược sĩ sẽ dành khoảng 30 phút để trò chuyện cùng bệnh nhân tăng huyết áp của mình, để có thể khai thác được đầy đủ thông tin về những loại thuốc mà bệnh nhân đó đã dùng, hiện nay bệnh nhân đang dùng thuốc gì và có dị ứng với một loại Dược phẩm nào không, để có thể đưa ra những chỉ định cũng như loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

  • Dược sĩ tư vấn sức khỏe trực tuyến cho bệnh nhân tăng huyết áp

Bên cạnh phụ trách chuyên môn tại phòng khám, các Dược sĩ sẽ tham gia vào các phòng tư vấn sức khỏe trực tuyến, nơi mà các bệnh nhân có thể tham gia tư vấn qua mạng internet – đây cũng là một công việc khá mới nhưng mang đến nguồn thu nhập cao cho Dược sĩ Việt Nam trong thời đại công nghệ. Các phòng tư vấn sức khỏe trực tuyến sẽ được thiết lập bao gồm đầy đủ đội ngũ chuyên môn thực hành lâm sàng như Bác sĩ chuyên khoa, Điều dưỡng viên và Dược sĩ. Bệnh nhân tăng huyết áp có thể liên hệ đến các trung tâm tư vấn này để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Dược sĩ có thể khám bệnh để đưa ra những loại thuốc phù hợp với bệnh nhân

Dược sĩ có thể khám bệnh để đưa ra những loại thuốc phù hợp với bệnh nhân

  • Dược sĩ là cộng tác viên đắc lực cho Bác sĩ trong quá trình điều trị

Giảng viên Ngô Phương Lâm hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội chia sẻ, ngoài sự hỗ trợ đắc lực từ các Điều dưỡng viên, Bác sĩ cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ Dược sĩ. Trong điều trị tăng huyết áp thì vai trò của Dược sĩ càng quan trọng hơn nữa, Dược sĩ có chuyên môn giỏi sẽ giúp ích và tiết kiệm thời gian cho Bác sĩ rất nhiều.

  • Còn rất nhiều điều Dược sĩ có thể làm trong quá trình điều trị tăng huyết áp

Vai trò của Dược sĩ trong điều trị tăng huyết áp vẫn là “một nguồn tài nguyên chưa được khai thác”, Tiến sĩ Mai Mạnh Tuấn giảng viên Trường Cao đẳng Y Pasteur ông tin rằng Dược sĩ có thể làm được nhiều để giúp quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và mang lại cho họ quyền kiểm soát sức khoẻ chứ không đơn thuần chỉ làm công việc bán thuốc hay Trình Dược viên như trước đây.

Nguồn: Theo báo Sức khỏe đời sống

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Cơ hội hấp dẫn cho các Điều dưỡng viên học tập và làm việc tại CHLB Đức

Cục Quản lý lao động ngoại nước (Bộ LĐTB&XH) mới đây đã thông tin về dự án tuyển chọn, đào tạo, đưa 160 ứng viên Việt Nam sang Đức để học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa (Chăm sóc người già, người bệnh, trẻ em...)