Nguy hiểm chết người khi bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Nguy hiểm chết người khi bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà

Nguy hiểm chết người khi bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà

Truyền dịch được nhiều người sử dụng như “thuốc tiên” khi bị mệt mỏi, chán ăn,… nhưng chính “thuốc tiên” này nếu sử dụng không đúng lại có khả năng gây tử vong cho bạn.

Nguy hiểm chết người khi bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà

Nguy hiểm chết người khi bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà 

Tự ý truyền dịch có thể dẫn đến tử vong

Theo tin tức Y tế mới nhất, tại Vĩnh Phúc một nạn nhân đã bị tử vong vì truyền dịch, cụ thể, khoảng 8g ngày 4/14, anh P.V.Q (SN 1974, phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên) đến quầy thuốc tân dược Hiền Chi (quầy thuốc gần nhà anh Q.) nhờ truyền dịch.

Tại đây, bệnh nhân được Dược sĩ sử dụng truyền tĩnh mạch 3 loại thuốc gồm 2 lọ dung dịch Glucose 5%, 2 ống Calciclorid 50ml và 2 ống Dimedrol 10mg/1ml.  Sau đó, khoảng 9g30, anh Q có biểu hiện bủn rủn tay chân, da tái nhợt, kêu mệt mỏi nên đã được đưa lên Trung tâm Y tế gần đấy nhưng không qua khỏi.

Đây không phải là trường hợp duy nhất tử vong do những tai biến của việc truyền dịch, thực tế hiện nay không chỉ riêng với các hiệu thuốc, các cơ sở không giấy phép vẫn vô tư thực hiện truyền dịch mà còn rất nhiều các dịch vụ truyền dịch tại nhà. Chưa kể tâm lý rằng, truyền dịch là phương pháp nhanh nhất, tốt nhất, rẻ nhất giúp cơ thể phục hồi, bệnh tật tiêu tan. Chính vì thế rất nhiều người, chỉ cần cảm thấy cơ thể hơi mệt mỏi, cảm sốt là đi truyền dịch, điều này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh.

Dịch truyền cũng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Dịch truyền cũng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Dịch truyền có thực sự an toàn như nhiều người vẫn nghĩ?

Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn được dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có rất nhiều loại và chứa các thành phần khác nhau. Một số loại dịch truyền thông dụng thường được sử dụng như: Nacl 0,9%, Glucose 5%,….ngoài ra cũng có một số chất được sử dụng để được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết.

Bạn Hồng Anh sinh viên lớp Cao đẳng Dược chính quy nhận định, dịch truyền cũng được coi là một loại thuốc vì thế bệnh nhân cần được sử dụng theo đúng phác đồ và chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa. Cộng với việc đây là một loại thuốc nên nguy cơ dị ứng thuốc ở bệnh nhân cũng là rất lớn. Đây cũng chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tử vong trong quá trình truyền dịch.

Bệnh nhân chỉ được phép truyền dịch khi có chỉ định của Bác sĩ

Bệnh nhân chỉ được phép truyền dịch khi có chỉ định của Bác sĩ

Khi nào bệnh nhân cần truyền dịch?

Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi bệnh nhân không còn cách nào để bù nước, dưỡng chất cho cơ thể vì bệnh nhân vẫn có thể bù nước, dưỡng chất bằng cách ăn uống – Điều dưỡng Ngô Phương Lâm hiện đang giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhận định.

Điều dưỡng Ngô Phương Lâm phân tích thêm: đôi khi ăn uống còn cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho người bệnh, đối với một chai đường glucose 5% thì tỷ lệ đường trong chai chỉ là 5g đường/100ml tỉ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì truyền. Chính vì thế, việc truyền dịch chỉ nên áp dụng khi bệnh nhân không thể ăn uống được, nôn trớ quá nhiều, tiêu chảy… mà không thể bù nước qua đường ăn uống thì cần truyền dịch.

Tuy nhiên, việc truyền dịch không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được nhất là trẻ nhỏ và bệnh nhân tăng huyết áp cũng như mắc các bệnh lý về tim mạch, ngoài ra việc tính toán tốc độ truyền dịch là do bác sĩ chỉ định từng bệnh nhân chứ không nên tùy tiện muốn là truyền sẽ rất nguy hiểm.

Đối với trường hợp bệnh nhân đang truyền dịch bị dị ứng, cần nhanh chóng ngừng ngay việc truyền dịch sau đó cấp cứu người bệnh tại chỗ và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được điều trị kịp thời hạn chế những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913