Nghề Điều dưỡng: Cao quý lắm nhưng cũng đắng cay nhiều lắm
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / Nghề Điều dưỡng: Cao quý lắm nhưng cũng đắng cay nhiều lắm

Nghề Điều dưỡng: Cao quý lắm nhưng cũng đắng cay nhiều lắm

Trong suy nghĩ của nhiều người nghề Điều dưỡng là nghề “hái ra tiền” nhưng mấy ai biết, có những hy sinh thầm lặng theo họ suốt trong quãng đời đã mang lấy nghiệp vào thân.

Nghề Điều dưỡng: Cao quý lắm nhưng cũng đắng cay nhiều lắm

Nghề Điều dưỡng: Cao quý lắm nhưng cũng đắng cay nhiều lắm

Nghề lau mồ hôi, nở nụ cười

Điều dưỡng viên giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống ngành Y tế, học phải là người có chuyên môn được đào tạo bài bản từ hệ Trung cấp Điều dưỡng, Cao đẳng Điều dưỡng hay Đại học Điều dưỡng. Điều dưỡng viên phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, theo đơn thuốc và thực hiện những công việc đã định sẵn như chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.

Bạn Thanh Tâm, từng theo học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội và đã có gần 4 năm kinh nghiệm trong ngành Điều dưỡng chia sẻ: Nghề Điều dưỡng thực sự rất vất vả, gian mình ở trên bệnh viện còn nhiều hơn ở với gia đình. Chăm sóc bệnh nhân đúng như làm dâu trăm họ, khi đã làm nghề này thì phải thực sự yêu nghề và yêu người thì mới làm tốt được.

“Đối với khoa Cấp cứu thì hầu như không bao giờ có ngày nghỉ, gần như giờ nào cũng có vài ca vào cấp cứu, bệnh nhân nặng nhiều khi vào lúc bất ngờ không có sự chuẩn bị nhiều khi đang ăn dở miếng cơm cũng phải bỏ bát mà chạy. Những ca trực đêm của chúng tôi đều trắng đêm theo dõi tình hình người bệnh. Vất vả là thế, nhưng hạnh phúc nhất là khi cùng ê-kíp giành giật lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần, vui lắm rồi như thế càng yêu nghề hơn, càng gắn bó hơn” – Điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang – Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – Nguyễn Thị Thu Quỳnh chia sẻ.

Nghề lắm đắng cay nhưng cũng nhiều niềm vui

Nghề lắm đắng cay nhưng cũng nhiều niềm vui

Còn lắm nhọc nhằn, còn đắng cay lắm

Nhọc nhằn, vất vả vì nghề là một chuyện thường thấy của những Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang hay các bệnh viện nói chung, Điều dưỡng viên lúc nào cũng như con thoi cả ngày lẫn đêm. Có những khoa đặc thù như Khoa Phẫu thuật, Điều dưỡng viên ngoài việc thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, điều dưỡng viên có khi túc trực trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ.

Có những ca phẫu thuật phức tạp và kéo dài thì chuyện đứng mà không được nghỉ hay việc nhịn đói diễn ra thường xuyên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ Điều dưỡng viên mắc chứng Viêm loét dạ dày cao nhất trong tất cả các ngành. Ngoài những áp lực về công việc thì người Điều dưỡng viên cũng phải chịu áp lực rất lớn từ Bệnh nhân, bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính,  huống chi khi họ đau ốm, bệnh tật thì tính khí họ lại càng thay đổi, nếu Điều dưỡng viên không thông cảm được cho người bệnh thì khó có thể thực hiện tốt được công việc của mình.

Tại Việt Nam, trình độ và hàm vị của người Điều dưỡng viên đa đã có nhiều thay đổi, Điều dưỡng viên cũng có Điều dưỡng viên Trung cấp, Điều dưỡng viên Đại học, Điều dưỡng viên Cao đẳng,…song trong nhận thức chung về vai trò của người Điều dưỡng chưa được bệnh nhân và Bác sĩ nhận thức một cách đúng đắn. Phần đông vẫn chưa coi trọng thậm chí là khắt khe đối với người Điều dưỡng. Chính điều đó đã tạo áp lực vô hình lên đôi vai những con người thầm lặng này. Nghề cao quý lắm, nhưng vất vả, đắng cay vẫn còn nhiều…

Tình yêu nghề chính là động lực giúp Điều dưỡng viên hoàn thành công việc

Điều dưỡng viên trẻ Nguyễn Văn Tùng – Đang theo học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng thứ 7, chủ nhật tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự: Em đến với nghề Điều dưỡng do nhìn thấy mẹ em bị bệnh và nhận được sự chăm sóc rất tận tình của các Điều dưỡng ở khoa, em muốn theo ngành Y để chăm sóc cho mẹ và giúp đỡ những bệnh nhân khác cũng như có thêm kiến thức tự chăm sóc cho bản thân mình.

Sinh viên học ngành Điều dưỡng phải thực sự yêu nghề và có tâm

Sinh viên học ngành Điều dưỡng phải thực sự yêu nghề và có tâm

“Sau khi hoàn thành xong chương trình học Trung cấp Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  em được nhận vào làm việc tại một Bệnh viện có tiếng tại thành, đến bệnh viện làm việc, em thấy nhiều hoàn cảnh của bệnh nhân, em lại càng thấu hiểu và yêu thích công việc mình đang làm hơn càng cảm thấy nghề Điều dưỡng thật ý nghĩa. Trải qua những thành kiến của xã hội về vấn đề con trai theo học ngành Điều dưỡng, em chỉ mong xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của người Điều dưỡng và thực hiện tốt nhất công việc của mình” Nguyễn Văn Tùng chia sẻ thêm.

Hà An, từng theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng thứ 7, chủ nhật chia sẻ: Ai theo nghề Điều dưỡng phải là người biết chấp nhận hy sinh và là người can đảm, bởi áp lực công việc lớn, ẩn chứa nỗi đau cũng như niềm vui tái sinh của người bệnh, dấn thân vào ngành nghề cao quý này người Điều dưỡng phải chấp nhận chịu thiệt thòi cá nhân. Phải thực sự yêu nghề, có năng lực và phải có một tấm lòng nhân hậu mới đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp….

Làm nghề nào đi chăng nữa thì cũng rất cần chữ “tâm”, đặc biệt đối với những người làm nghề Điều dưỡng hàng ngày phải chứng kiến biết bao nhiêu căn bệnh hiểm nghèo biết bao nhiêu nỗi đau của người bệnh. Dù vất vả, dù chưa được nâng tầm trong xã hội nhưng tôi khuyên các bạn nếu theo nghề Điều dưỡng hãy luôn sống hết mình vì nghề, coi bệnh viện là nhà, bệnh nhân là người thân vì chính họ đã trao sinh mệnh cho chúng ta và dù gì đi chăng nữa thì ngành này cũng là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai và mang lại mức thu nhập khác cao cho người làm nghề – Đó là những nhắn nhủ của giảng viên Bộ môn Điều dưỡng Lâm Thị Nhung đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng muốn nhắn nhủ đến sinh viên của mình.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913