Nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?

Nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?

Chuyện rất nhiều thí sinh học thật, thi thật với mức điểm rất cao nhưng vẫn không đỗ ĐH chỉ vì không có điểm cộng ưu tiên, điều này khiến dư luận đặt câu hỏi nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?

Nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?

Nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh?

 “Cộng điểm ưu tiên cho thí sinh” Lộ diện nhiều bất cập

Theo những nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong bối cảnh thay đổi cấu trúc đề thi, phương thức thi đổi mới như thời điểm hiện nay, có vẻ chính sách cộng điểm ưu tiên đã không còn trở nên phù hợp và đang đem đến nhiều bất cập trong xã hội.

Câu chuyện khiến dư luận xôn xao chính là chuyện thi sinh Nguyễn Phùng Hưng, nam sinh ở Thạch Thất, Hà Nội đạt 29,25 điểm nhưng vẫn trượt nguyện vọng (NV) 1 ngành Y Đa khoa – ĐH Y Hà Nội. Chỉ vì không có điểm cộng khu vực, Hưng ngậm ngùi lỡ mất cơ hội học tập tại trường.

Trường hợp thứ 2 cũng giống như thí sinh ở TP.HCM, thí sinh được 29,35 điểm nhưng cũng không đỗ NV1 vào ngành Y đa khoa – ĐH Y dược TP HCM. Lý do cũng chỉ không được cộng điểm ưu tiên và không đủ tiêu chí phụ để Xét tuyển vào trường ĐH đưa ra. Trước phản ánh của dư luận, cả đại diện Bộ GD&ĐT lẫn lãnh đạo ĐH Y Hà Nội đều khẳng định thí sinh này kém may mắn.

Theo quan điểm của bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, câu chuyện thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa – ĐH Y Hà Nội, đây là mộ trường hợp rất đáng tiếc. “Đây là thí sinh đạt điểm rất cao để có thể đỗ vào nhiều trường đại học danh tiếng. Em chỉ không may mắn mà thôi. Còn chính sách cộng điểm ưu tiên thì đã được thực hiện nhiều năm nay. Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… thì chính sách ưu tiên là cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội”.

Cộng điểm Xét tuyển dần trở thành không công bằng cho các thí sinh

Cộng điểm Xét tuyển dần trở thành không công bằng cho các thí sinh

Có nên cân nhắc thay đổi chính sách cộng điểm ưu tiên?

Theo quan điểm của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc (Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh khoảng cách về đào tạo được dần thu hẹp giữa các vùng thì việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên là điều cần phải thực hiện theo hướng điều chỉnh mức điểm ưu tiên thấp lại, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những thí sinh có học lực thực sự.

Điều này càng cần phải được cân nhắc trong năm nay, khi mà đề thi không có độ phân hóa nhiều. Đối với bất cứ Kỳ thi THPT Quốc gia đặt mục tiêu lớn nhất là để tuyển sinh ĐH, CĐ. Thế nhưng, có lẽ mục tiêu tốt nghiệp THPT mới là mục tiêu chính mà Bộ GD và ĐT đề ra, trong khi mục tiêu này có thể dễ dàng đạt được hơn là việc lấy điểm phân hóa để tuyển sinh.

Các chuyên gia đang tham gia giảng dạy tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cũng cho rằng, cần có sự điều chỉnh hợp lý đối với việc cộng điểm ưu tiên. Nếu như các năm trước, 25 điểm được xem là mức điểm cao và khả năng trúng tuyển vào những trường ĐH top đầu là rất cao, thì đối với năm 2017, mức điểm này thuộc dạng… chấp chới.

Nhiều thí sinh trượt ĐH chỉ vì không được cộng điểm ưu tiên

Nhiều thí sinh trượt ĐH chỉ vì không được cộng điểm ưu tiên

Theo quan điểm của Văn Như Cương, điểm năm nay cao hơn rất nhiều so với năm 2016 vì đề thi không có sự phân hóa rõ ràng và đang quá ưu ái cho mục tiêu tốt nghiệp THPT một cách cần thiết, từ đó tạo bất cập trong mặt bằng điểm.

“Nếu cứ thi kiểu “2 trong 1” như hiện nay, các trường ĐH top trên sẽ đưa ra tiêu chí phụ để Xét tuyển, chính sách cộng điểm ưu tiên sẽ tiếp tục là một lợi thế lớn cho thí sinh vùng nông thôn. Như thế có còn công bằng cho các em thực lực nữa hay không?” – GS Văn Như Cương nói thêm.

Theo thống kê của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017, trong tổng số thí sinh đỗ vào ĐH Y Hà Nội năm nay, chỉ 32 thí sinh thuộc khu vực 3 (không cộng điểm ưu tiên) đỗ vào trường. Những thí sinh khác dù chỉ đạt 27 – 28 điểm, vẫn nghiễm nhiên vượt mặt những thí sinh học thật, thi thật để giành “vé” vào ngôi trường có điểm đầu vào cao nhất cả nước hiện nay.

Điều này khiến nhiều thí sinh cũng như các bậc phụ huynh hoang mang và hy vọng Bộ GD và ĐT cân nhắc lại mức điểm cộng ưu tiên cho từng vùng.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913