Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?

Nhiều người nhầm tưởng mức lương của Bác sĩ tại Việt Nam rất cao, nhưng thực tế lại không phải như vậy, vậy mức lương Bác sĩ ở Việt Nam là bao nhiêu và mức lương này được tính như thế nào?

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam được tính như thế nào?

Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của Bác sĩ hay Điều dưỡng viên, Dược sĩ làm việc tại các bệnh viện công lập sẽ được tính tương tự như mức viên của các ngành nghề khác như Giáo viên, Kỹ sư, Kế toán,…cho dù thời gian học dài hơn, chương trình học nặng nề hơn rất nhiều so với những ngành học này.

Mức lương cơ bản đang được áp dụng ở Việt Nam là 1.150.000 đồng/tháng, đối với những Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34, cứ ban năm sẽ được tăng lương một lần 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) … Tối đa có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).

Bác sĩ sau khi tốt nghiệp sau khi ra trường sẽ phải trải qua quá trình học việc, sau đó thử việc nếu may mắn ký được hợp đồng thì sẽ được hưởng mức 85% cơ bản là 2,34 x 1.150.000 x 0,85 = 2.287.350 đồng, nếu trừ bảo hiểm và trừ tiền quỹ công đoàn thì mức lương này chỉ còn khoảng 2,2 triệu đồng/tháng. Đối với những Bác sĩ đã có bậc hàm Thạc sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và Tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00.

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam là thấp so với mặt bằng chung của xã hội

Mức lương của Bác sĩ Việt Nam là  thấp so với mặt bằng chung của xã hội

Ngoài tiền lương chính Bác sĩ sẽ được hưởng thêm tiền làm thêm ngoài giờ, tiền trực,…theo quy định chung của nhà nước và số tiền này cũng tùy thuộc vào các khoa, ví như đối với những Bác sĩ khoa Cấp cứu hay Hồi sức tích cực,…thì tiền trực sẽ nhiều hơn, đối với những Bác sĩ Khoa Nội, Khoa Truyền nhiễm,…thì mức tiền trực này thấp hơn, nhưng số tiền trực của Bác sĩ ở các Bệnh công lập không quá 150 nghìn đồng/ 1 buổi trực. Tính cộng gồm tất cả các nguồn thu nhập, thì mức lương của một Bác sĩ làm việc tại các Bệnh viện công chỉ rơi vào khoảng 5 đến 7 triệu/ tháng. Đây là mức lương khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội và so với công sức và trí tuệ mà các Bác sĩ bỏ ra mỗi ngày.

Điều này lý giải vì sao số lượng Bác sĩ bỏ bệnh viện công để ra làm các Bệnh viện tư nhân hay mở phòng khám tại nhà lại lớn như vậy, ngoài giờ hành chính, đa số Bác sĩ, đặc biệt là Bác sĩ trẻ phải làm thêm tại các phòng khám, bệnh viện tư hoặc mở phòng khám tư để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Hướng tới tự chủ tài chính để tăng thu nhập cho Bác sĩ trong tương lai

Hướng tới tự chủ tài chính để tăng thu nhập cho Bác sĩ trong tương lai

Hướng tới tự chủ tài chính để tăng thu nhập cho Bác sĩ trong tương lai

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để tăng mức thu nhập cho Bác sĩ hay nhân viên Y tế và để chặn đứng nạn “phong bì” trong ngành y, thì quá trình cổ phần hóa bệnh viện nên được thực hiện. Khi cổ phần hóa Bệnh viện, các Bệnh viện công lập sẽ tự chủ được nguồn tài chính giúp cho Bác sĩ hay Dược sĩ Cao đẳng, Điều dưỡng Cao đẳng,…có được mức thu nhập cao hơn. Đồng thời quá trình cổ phần hóa Bệnh viện cũng yêu cầu chất lượng đội ngũ nhân viên Y tế sẽ cao hơn, chất lượng dịch vụ Y tế sẽ được cải thiện và người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách này chính là Người bệnh.

Cũng theo quan điểm của thầy Sơn: “Khi bác sĩ được đáp ứng những yêu cầu cơ bản về thu nhập để phục vụ cuộc sống, tâm huyết nghề nghiệp và thái độ phục vụ sẽ tốt hơn.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Công việc và môi trường làm việc hàng ngày của Điều dưỡng viên

Sau khi hoàn thành chương trình học Đại học/Cao đẳng Điều dưỡng, các Điều dưỡng viên có thể ứng tuyển vào các đơn vị tuyển dụng để làm việc cũng như thực hiện mong muốn của bản thân.