Hướng dẫn thí sinh cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018
Home / Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 / Hướng dẫn thí sinh cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018 

Hướng dẫn thí sinh cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018 

Atlat Địa lý được xem là cứu tinh cho các thí sinh trong quá trình làm bài thi nhưng làm sao để khai thác hết công năng của cuốn Atlat Địa lý là điều không phải thí sinh nào cũng biết.

Hướng dẫn thí sinh cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018

Hướng dẫn thí sinh cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018

Tổ hợp môn Khoa học Xã hội được nhiều thí sinh lựa chọn

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp để xét công nhận tốt nghiệp THPT, các thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2018 phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), tổ hợp Khoa học xã hội (các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).

Thạc sĩ Toán học Nguyễn Trường Giang giảng viên Cao đẳng Dược tại Hà Nội cung cấp thêm năm nay tổ hợp Khoa học xã hội được khá nhiều thí sinh lựa chọn bởi các môn thi trong tổ hợp khá dễ ăn điểm, đặc biệt là môn Địa lý có phổ điểm khá cao trong các kỳ thi vừa qua.

Để đạt điểm cao môn Địa lý, các thí sinh cần tận dụng tốt cuốn “tài liệu” duy nhất được mang vào phòng thi- Atlat Địa lý Việt Nam. Chỉ cần nắm vững kỹ năng khai thác Atlat Địa lý là các học sinh đã có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng mà không cần học thuộc một cách máy móc.

Học được cách đọc Atlat Địa lý thí sinh sẽ không cần phải học thuộc máy móc

Học được cách đọc Atlat Địa lý thí sinh sẽ không cần phải học thuộc máy móc

Cách khai thác Atlat Địa lý để đạt điểm cao Kỳ thi THPT quốc gia 2018     

Học thuộc các ký hiệu, cấu trúc Atlat

Cấu trúc nội dung của Atlat cũng tương tự như sách giáo khoa Địa Lý bao gồm: Hành chính (vị trí địa lý và sự phân chia hành chính); Địa lý tự nhiên; Địa lý kinh tế – xã hội. Trong đó, các bạn học sinh cần đặc biệt chú ý đến trang số 3- trang đề cập đến toàn bộ hệ thống ký hiệu, chú giải chung cho cả Atlat.

Cụ thể, học sinh cần phải:

  1. Hiểu hệ thống ký, ước hiệu bản đồ.
  2. Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lý trên bản đồ.
  3. Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lý trên lãnh thổ.
  4. Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
  5. Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
  6. Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
  7. Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).

Đọc Atlat phải theo trình tự khoa học và logic

Trong Atlat cũng thể hiện một lượng kiến thức tổng quát khá lớn giúp giảm tải rất nhiều kiến thức trong sách giáo khoa cần ghi nhớ. Vì vậy, cần nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong Atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý cần tìm hiểu: Phần kinh tế chung (Atlat trang 17 –  thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007). Phần trên tương ứng với mục 1, Bài 20 “chuyển dịch cơ cấu kinh tế “, trang 82 SGK, nên không cần học thuộc số liệu trong SGK….

Lưu ý, các kỳ tuyển sinh bao giờ cũng có câu “dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy….” nên việc nắm vững phương pháp khai thác Atlat là hết sức quan trọng.

Thí sinh cũng cần có kiến thức cơ bản về Địa lý

Thí sinh cũng cần có kiến thức cơ bản về Địa lý

Đọc kỹ câu hỏi và sử dụng Atlat để trả lời

Các câu hỏi có liên quan đến phân bố sản xuất, chỉ rõ khu vực ngành, các trung tâm kinh tế, số liệu,….đều có trong Atlat nên các thí sinh không cần mất thời gian học thuộc trong sách mà vẫn trả lời đúng.

Tuy việc sử dụng Atlat không quá khó nhưng vẫn đòi hỏi các bạn học sinh phải có kiến thức cơ bản về Địa lý để khi nhìn vào cuốn “tài liệu” này không bị quá “ngộp” về hình ảnh, số liệu cũng như có thể sử lý được dữ kiện một cách nhanh chóng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được, các thí sinh đã biết cách khai thác Atlat Địa lý một cách chính xác.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913