Cuộc sống sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / Cuộc sống sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể

Cuộc sống sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể

Có rất nhiều lời đồn, những câu chuyện đã trở thành kinh điển của sinh viên ngành Y, nhưng sự thật là con đường trở thành y bác sĩ ngoài những gian nan còn có vô vàn điều thú vị và ý nghĩa.

Cuộc sống sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể

Sinh viên ngành Y và những chuyện chưa kể

Đã theo học ngành Y thì đồng nghĩa với việc bạn phải chăm chỉ và nỗ lực hơn tất cả những gì bạn đã từng cố gắng trước đó. Có rất nhiều những lời đồn, những câu chuyện được lưu truyền đã trở thành kinh điển đối với sinh viên ngành Y, thế nhưng sự thật khi theo học ngành Y, ngoài những gian nan vất vả thì vẫn còn có vô vàn điều thú vị và ý nghĩa.

Những gì bạn học sẽ được áp dụng trong suốt quãng đời còn lại

Rất nhiều ngành học dường như chỉ phục vụ cho việc bạn vượt qua kỳ thi như thế nào nhưng với ngành Y thì khác, mọi thứ bạn học được đều liên quan đến sức khỏe con người và sẽ rất hữu ích trong suốt cuộc đời. Đây có thể xem là động lực tuyệt vời để bạn miệt mài học tập, nghiên cứu và tìm tòi nhiều hơn những kiến thức bên ngoài sách vở.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một bác sĩ, một chi tiết nhỏ thôi cũng có thể cứu sống một bệnh nhân. Vì vậy, học Y không phải là học cho mình mà là học vì người khác.

Uống thuốc trước khi đi thi

Áp lực học hành thi cử mọi sinh viên ngành Y đều phải trải qua. Sáng lên giảng đường, chiều thực hành, tối trực bệnh viện và tuần nào cũng đối mặt với cảnh thi cử (hết môn lại thi một lần) dường như đã trở thành thói quen.

 “6 năm học, tụi mình trải qua không biết bao nhiêu lần thi, có lẽ ít nhất cũng 100 lần thi từ lý thuyết đến lâm sàng. Nơi quen thuộc của SV ngành y chỉ là bệnh viện, giảng đường, thư viện. Vào mùa thi là liên tục những đêm thiếu ngủ hoặc thức trắng đêm”, Nguyễn Hoàng Kim Chi, SV Y6 Trường ĐH Y Dược TP.HCM, chia sẻ.

Bạn Minh Hằng, cựu sinh viên Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sinh viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: 6 năm học Y đối với mình, quanh đi quẩn lại vẫn là áp lực học trên bệnh viện, làm bệnh án, đi trực rồi thi cử. Cứ đến mùa thi là mình mất ngủ, chắc do căng thẳng quá. Mấy đứa bạn của mình đi thi còn phải uống thuốc để chậm nhịp tim và đỡ hồi hộp vì run quá.

Có lẽ vì thế mà giấc ngủ tròn giấc đối với sinh viên Y là một điều gì đó rất xa xỉ. Mỗi lần đi trực, nếu được trống tí thời gian là các bạn có thể ngủ ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ tư thế nào.

(cuộc sống sinh viên ngành Y) Mỗi lần đi trực, nếu được trống tí thời gian là các bạn có thể ngủ ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ tư thế nào.

Nếu được trống tí thời gian là các bạn có thể ngủ ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ tư thế nào.  

Học ngành Y là bạn chấp nhận đối mặt với vô số khó khăn

Học ngành Y đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bạn phải có mặt trong tất cả các giờ học, đọc tất cả các tài liệu, thực hiện tất cả các bài luận và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho những buổi thực hành. Khối lượng công việc cũng thay đổi từng tuần và càng tăng lên khi bạn học lên cao hơn, do đó bạn cần rất linh hoạt và sắp xếp tốt thời gian của bản thân.

Áp lực thi cử cũng rất nặng nề. Với các môn học khác, bạn cần cố gắng để đạt điểm tốt nhất có thể. Thế nhưng với ngành Y khoa thì khác, bạn cần phải vượt qua một ngưỡng nhất định để được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trên con đường trở thành bác sĩ. Các kỳ thi ở trường Y hầu như sẽ đòi hỏi một sự đầu tư thời gian và công sức rất lớn, đôi khi là bạn sẽ không có những kỳ nghỉ.

Nhưng không phải lúc nào khó khăn cũng thường trực

Dù áp lực thi cử học hành là thế, nhưng bạn đừng quá lo lắng vì nếu biết sắp xếp công việc thì bạn vẫn có thời gian để trải nghiệm một cuộc sống sinh viên trọn vẹn như những bạn khác, thậm chí những quãng thời gian là sinh viên Y sẽ là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời bạn. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các đội, nhóm và hoạt động xã hội. Chìa khóa để làm tất cả những việc này là bạn cần có một sự sắp xếp phù hợp quỹ thời gian của mình, tập trung cao độ trong những lúc cần thiết và không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

Nghiên cứu giải phẫu không phải lúc nào cũng ở trong nhà xác

Với những sinh viên Y khoa, có một thời gian dài bạn sẽ phải ở trong nhà xác và “mổ xẻ” trực tiếp trên xác một người quá cố. Một số người có vẻ khá hào hứng với những trải nghiệm thực tế này nhưng một số khác thì lại hoảng sợ, thậm chí không dám nhìn chứ đừng nói là cầm dao kéo và rạch, mổ. Rất may mắn, một số trường học đã đưa vào những bài học giải phẫu được chuẩn bị trước, sinh viên sẽ xem xét, phân tích trên mô hình mà không nhất thiết phải dùng tay trực tiếp để mổ xẻ xác người – một điều không đơn giản với những ai không có thần kinh vững vàng.

Sinh viên Y thực hành

Sinh viên Y thực hành

Không phải mọi thứ bạn học đều liên quan đến ngành Y

Bạn Thùy Linh, sinh viên ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng chia sẻ, ngoài các kiến thức chuyên môn, những kỹ năng bên ngoài việc học thuật cũng rất quan trọng trong việc trở thành một bác sĩ tốt. Việc tham gia một chương trình âm nhạc và đứng trước đám đông sẽ rất có lợi cho bạn khi cần phải trình bày một nghiên cứu trước nhóm đồng nghiệp hoặc các chuyên gia. Ngoài thời gian nghiên cứu chuyên môn, những gì bạn làm vào thời gian rảnh rỗi không chỉ để vui và giải trí đâu, nó đều giúp ích cho tương lai của bạn rất nhiều.

Tương tự như vậy, việc tham gia vào một đội bóng, một CLB thể thao tưởng như không liên quan gì nhưng chúng giúp bạn phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết. Y học là một nghề đòi hỏi khả năng tương tác và giao tiếp nhưng bạn không thể đạt được những điều đó ở bên trong phòng thí nghiệm hay phòng chuẩn đoán hình ảnh, bạn cần phải ra ngoài, tham gia các hoạt động xã hội để tích lũy những kiến thức thực tế và kỹ năng mềm đó.

Học Y là một hành trình dài

Học Y là một cuộc chạy marathon, không phải cuộc chạy nước rút. Đó là một hành trình dài 5, 6 năm thậm chí là hơn thế. Trong những năm cuối cùng, bạn sẽ gần như không có thời gian dành cho những việc khác, ngoài học tập. Lý do cho hành trình dài ấy cũng dễ hiểu thôi, vì khối lượng những gì bạn cần phải học và nghiên cứu không hề nhỏ chút nào. Khi đã trở thành bác sĩ rồi, bạn vẫn phải học tập suốt đời.

Khi nghĩ về khoảng thời gian đó, nhiều người cảm giác nó rất dài và dường như là một nhiệm vụ vô cùng hoành tráng thế nhưng khi bạn đã thực sự hòa nhập vào với cuộc sống học tập và nghiên cứu ấy rồi, mọi thứ sẽ trôi qua rất nhanh, thậm chí bạn chẳng còn kịp nhận ra một kỳ học đã vội vã trôi qua từ lúc nào.

Điều này thật tuyệt khi bạn sẽ thấy bản thân tiến bộ nhanh chóng những cũng sẽ là vấn đề lớn khi bạn sẽ bị cuốn vào công việc mà bị bỏ lại phía sau những hoạt động thường nhật của tất cả mọi người của tất cả mọi người, như các dịp lễ chẳng hạn. Nhưng nhờ vậy bạn càng thêm trân trọng và quý giá hơn những dịp đặc biệt hiếm hoi được đoàn tụ cùng người thân, bạn bè.

Thi cử kéo dài liên miên (cuộc sống sinh viên ngành y)

Thi cử kéo dài liên miên (Ảnh sưu tầm).

Vượt qua rất nhiều kỳ thi để trở thành bác sĩ

Bác sĩ Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu bạn vượt qua tất cả các kỳ thi, bạn sẽ trở thành bác sĩ. Điều này có vẻ khá hiển nhiên nhưng hãy thử nhìn lại một chút. Vượt qua kỳ thi, bạn được cấp chứng nhận đủ khả năng và điều kiện để tiếp tục tiến hành nghiên cứu và theo đuổi con đường mơ ước của mình, nhưng bạn cũng có thể hiểu rằng kỳ thi ấy sẽ không dễ dàng chút nào. Ở một số ngành khác, vượt qua kỳ thi nghĩa là bạn hoàn thành việc học nhưng Y khoa thì khác, vượt qua kỳ thi nghĩa là bạn được quyền tiếp tục nghiên cứu và phát triển bản thân, được tiếp tục học.

Nếu có lúc nào đó bạn mệt mỏi, hãy nhớ rằng vượt qua kỳ thi là bạn đang tiến thêm một bước để trở thành bác sĩ và lấy đó làm động lực cho mình.

Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913