Cách xử lý 15 tình huống thường gặp ngoài Lâm sàng cho Điều dưỡng viên (Phần 1)
Home / Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội / Cách xử lý 15 tình huống thường gặp ngoài Lâm sàng cho Điều dưỡng viên (Phần 1)

Cách xử lý 15 tình huống thường gặp ngoài Lâm sàng cho Điều dưỡng viên (Phần 1)

Ngoài những kiến thức chuyên môn việc trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống ngoài Lâm sàng là điều vô cùng cần thiết đối với Điều dưỡng viên.

Điều dưỡng viên cần biết cách xử trí từng tình huống cụ thể ngoài lâm sàng

Điều dưỡng viên cần biết cách xử trí từng tình huống cụ thể ngoài lâm sàng

Tiến sĩ Y khoa Nông Thị Tiến hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Điều dưỡng viên ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần có kỹ năng ứng xử khéo léo trong từng tình huống cụ thể, để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Mỗi bệnh nhân sẽ có tính cách cũng như cách ứng xử khác nhau, vì thế Điều dưỡng viên cũng cần linh hoạt xử lý tình huống sao cho phù hợp với từng đối tượng người bệnh cụ thể. Dưới đây là 15 cách xử trí tình huống ngoài lâm sàng mà Điều dưỡng viên có thể tham khảo và áp dụng đối với bệnh nhân của mình.

Cách xử lý 15 tình huống thường gặp ngoài Lâm sàng cho Điều dưỡng viên

  • Tình huống 1: Mời người nhà ra buồng bệnh

Để thực hiện thành công công việc này, sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần phải nhẹ nhàng có đủ chủ ngữ, vị ngữ, giải thích thời gian vào thăm bệnh nhân, việc cần thiết phải mời người nhà người bệnh ra ngoài khu vực chờ và chỉ rõ nội quy khoa phòng. Điều dưỡng viên nên hạn chế việc thái độ, cũng như trả lời thiếu chủ ngữ, vị ngữ trong quá trình giao tiếp đối với người bệnh.

  • Tình huống 2: Bệnh nhân không hợp tác điều trị

Đây là tình huống được các giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đánh giá là rất thường gặp ngoài Lâm sàng, bệnh nhân không hợp tác điều trị ví như không chịu uống thuốc, không chịu rửa dạ dày ngộ độc cấp,…

Để giải quyết tình huống này, Điều dưỡng viên cần cả sự cương quyết cũng như thái độ hòa nhã, việc đầu tiên đó là Điều dưỡng viên cần giải thích động viên bệnh nhân và người nhà việc cần thiết phải điều trị và hậu quả khi không hợp tác. Thậm chí Điều dưỡng viên cũng có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế, cố định bệnh nhân an sử dụng thuốc an thần theo Y lệnh để tiếp tục điều trị.

  • Tình huống 3: Bệnh nhân không có người nhà, đang điều trị bệnh và tự ý bỏ về

Trường hợp này cũng thường xuyên xuất hiện ngoài Lâm sàng, trường hợp này thường là những bệnh nhân trốn viện, gây thiệt hại lớn cho Điều dưỡng viên và Bác sĩ trong kip trực. Để xử trí tình huống này, Điều dưỡng viên cần nhanh chóng báo cáo trưởng khoa về trường hợp xảy ra, xin hướng giải quyết kết hợp báo ngay vệ sỹ để giữ bệnh nhân lại điều trị. Báo cáo trực lãnh đạo bệnh viện (nếu trực ngoài giờ) xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết tình huống – Giảng viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết thêm.

  • Tình huống 4: Khi đang cấp cứu bệnh nhân đông và nặng, có đồng nghiệp khoa khác đưa người nhà có bệnh không phải cấp cứu đến khám, xin được làm thủ tục ngay. Điều dưỡng viên có thể xử trí tình huống này bằng cách, giải thích cho đồng nghiệp của mình biết và hẹn đồng nghiệp đợi sau khi cấp cứu bệnh nhân xong sẽ khám và điều trị cho người nhà đồng nghiệp.
  • Tình huống 5: Bệnh nhân có BHYT nhưng không chịu nộp viện phí.

Điều dưỡng viên Ngô Thị Thu đang công tác tại một Bệnh viện tại Hà Nội đồng thời đang theo học chương trình chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết, có rất nhiều bệnh nhân vào viện cấp cứu nhưng không mang theo thẻ BHYT, nhưng lại không chịu nộp viện phí do nghĩ mình có BHYT. Để xử trí tình huống này, Điều dưỡng viên cần có thái độ nhẹ nhàng, xưng hô đúng đầy đủ chức danh, cấp cứu nhanh chóng, phân loại bệnh hợp lý. Giải thích chế độ BHYT cho gia đình người bệnh hiểu. Nếu trường hợp bệnh nhân cũng như người nhà người bệnh không hợp tác, Điều dưỡng nhanh chóng báo cáo Bác sĩ trực chính hoặc ý kiến chỉ đạo của trực lãnh đạo.

Báo cáo lãnh đạo khi bệnh nhân không chịu nộp viện phí

Báo cáo lãnh đạo khi bệnh nhân không chịu nộp viện phí

  • Tình huống 6: Điều dưỡng viên bị đe dọa tinh thần trong quá trình cấp cứu người bệnh.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đánh nhau vào viện trong tình trạng không hợp tác điều trị, thậm chí là đe dọa hành hung nhân viên Y tế, Điều dưỡng viên lúc này cần hết sức bình tĩnh, tác phong cấp cứu nhanh chóng khẩn trương. Thái độ giao tiếp với bệnh nhân mềm mỏng, chuẩn mực, quyết đoán với người bệnh và gia đình người bệnh. Báo cáo trưởng kíp trực cũng như báo cáo lãnh đạo để xử trí kịp thời những tình huống bất thường có thể xảy ra.

  • Tình huống 7: Người nhà có ý định gặp riêng, cảm ơn phong bì

Nếu gặp tình huống này, Điều dưỡng viên cần cảm ơn người nhà trước, không nhận phong bì. Động viên người nhà yên tâm điều trị cũng như lắng nghe và giải quyết những yêu cầu và mong muốn của người nhà cũng như người bệnh để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Trên đây là 7 tình huống thường gặp trên Lâm sàng mà Điều dưỡng viên cần biết cách để xử trí sao cho hiệu quả và hạn chế được những tình huống xấu có thể xảy ra.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913