Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết
Trang chủ / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết

Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết

Hiện nay nhiều người còn nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng, vậy cách phân biệt như thế nào, làm thế nào để nhận biết sản phẩm là thuốc hay thực phẩm chức năng.

Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết

Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết 

Phân biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Năm 2004, Bộ Y tế đã đưa ra thông tư khái niệm về thực phẩm chức năng (TPCN) như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, không giống như thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh có vai trò tham gia vào các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Nó làm thay đổi cấu trúc sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể để sửa chữa những tổn thương trong cơ thể, giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng, phục hồi và điều chỉnh các chức năng của cơ thể.

Khác với thực phẩm chức năng, thuốc có những quy định rất chặt chẽ cần phải ghi rõ nguyên liệu chất hoặc hợp chất, có tính công dụng và luật định, sự chuyển hóa trong cơ thể đào thải ra sao, tác dụng phụ, hàm lượng…

Cách nhận biết sản phẩm là thuốc hay thực phẩm chức năng

Căn cứ theo quy định về Thực hành tốt nhà thuốc – GPP, để nhận biết được sản phẩm nào là thuốc, sản phẩm nào là thực phẩm chức năng, Dược sĩ Nhà thuốc cần căn cứ vào số đăng ký như sau.

*Cách nhận biết sản phẩm là thuốc.

Dấu hiệu để nhận biết sản phẩm là thuốc như sau:

-Trên hộp ghi số đăng ký (SĐK) như sau: chữ – số được cấp – năm cấp

Ví dụ: SĐK: V… – 1200 – 12

Trong đó:

+ Nếu VN: là thuốc nhập khẩu; còn VD, VS, V.. là thuốc sản xuất trong nước)

+ V…: ký hiệu nhận biết là thuốc

+ 1200: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp

+ 12 : năm cấp số đăng ký (năm 2012)

-Số khác: GC-XXXX-XX là số đăng ký thuốc gia công

Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:

+ Thuốc kê đơn: được phân thành 30 nhóm căn cứ theo Công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

+ Thuốc không kê đơn: Nhà thuốc có thể phân loại căn cứ theo thông tư 23 veef quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).

Cách phân biệt, cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng

Cách phân biệt, cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng

*Cách nhận biết sản phẩm là thực phẩm chức năng.

Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) được viết như sau: Số được cấp/năm cấp/YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dược sĩ Nam Anh, giảng viên liên thông trung cấp lên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chúng ta có thể nhận biết sản phẩm chức năng dựa vào cách ghi số đăng ký (SĐK) trên hộp sản phẩm. Theo quy định, số đăng ký của TPCN bắt buộc phải được ghi theo định dạng như sau:

+ Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-CNTC. Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp

Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC

+ Đối với số đăng ký do sở y tế cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-XX

Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp, XX là Tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK

Ví dụ: 123/2010/YT-TG

Ví dụ: SCBTC: 2204/2012/YT-CNTC

Jex: 232/ATTP-XNCB

Hoặc XXXX/ATTP-XNCB

EVA NICE: 2324/2012/YT-CNTC.

Trên đây là cách phân biệt, nhận biết sản phẩm là thuốc hay sản phẩm là thực phẩm chức năng Dược sĩ cần biết để sắp xếp thuốc trên quầy theo đúng quy định.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Hậu quả của bệnh sỏi thận và phương pháp điều trị khoa học

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Những hậu quả ấy là gì và điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?