8 Chữ “Xây” của Hải Thượng Lãn Ông – Cái nhìn theo Y đức ngày nay
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / 8 Chữ “Xây” của Hải Thượng Lãn Ông – Cái nhìn theo Y đức ngày nay

8 Chữ “Xây” của Hải Thượng Lãn Ông – Cái nhìn theo Y đức ngày nay

8 chữ “xây” của Hải Thượng Lãn Ông đối với người thầy thuốc là các tiêu chí của những người làm việc trong ngành Y, Dược ngày nay.

8 Chữ “Xây” của Hải Thượng Lãn Ông – Cái nhìn theo Y đức ngày nay

8 Chữ “Xây” của Hải Thượng Lãn Ông – Cái nhìn theo Y đức ngày nay

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 11/12/1720 tại thôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, Mỹ Văn, Hưng Yên), mất năm 1791, thọ 71 tuổi, ông là nhà Y học lớn của nước ta. Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh là tác phẩm có giá trị to lớn đối với nền Y học dân tộc Việt Nam.

Ông cho rằng: “Nghề thuốc là một nghề thanh cao, là một nghề có lòng nhân”. Cả cuộc đời công hiến cho y học theo tư tưởng đó mà mặt đạo đức, trách nhiệm, nghiệp vụ, động cơ, thái độ, tác phong làm việc của ông đã đạt tới một tầm cao sang của người thầy thuộc nhân dân.

Ông luôn luôn chú trọng đến y đức của người thầy thuốc. Ông nhiều lần nhấn mạnh “Nghề y là một nhân thuật”. Và theo ông, chữ “Nhân” trong người thầy thuốc phải được coi là một đức tính cơ bản nhất. Nếu người thầy thuốc không có lòng nhân, không biết quan tâm đến người khác thì không thể hành nghề y, dược được bởi các ngành khác cũng cần đến chứ nhân tuy mức độ không cao bằng, ít đòi hỏi nhân đạo hơn. Thầy thuốc có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng của người ta, chăm lo sức khỏe cho mọi người, có ý nghĩa quyết định sự sống chết của bệnh nhân phải cần có trí tuệ, có hành động chu đáo, ân cần, trong suốt quá trình hành nghề.

Đúc kết cả cuộc đời vĩ đại trong chữa bệnh, ông đưa ra “tiêu chẩn” của người thầy thuốc chân chính phải có tám chữ: Nhân, minh, đức, trí, lượng, thành, khiêm, cần.

Tiến sĩ Y Dược Nông Thị Tiến, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay vấn đề y đức của người thầy thuôc càng coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, các tiêu chí của Hải Thượng Lãn Ông vẫn rất cần và rất phù hợp với nội dung xây dựng người thầy thuốc nhân dân, vì dân và xứng đáng mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lương y như từ mẫu”.

  1. Nhân (biết quan tâm đến người khác): Đây chính là tình cảm, thái độ, cách cư xử của người thầy thốc với bện nhân và người nhà bệnh nhân trong khám, chữa bện, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  2. Minh (sáng suốt): Phải sáng suốt trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Muốn vậy phải không ngừng học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để phục vụ nhân dân.
  3. Đức (đức độ): Đòi hòi phải thực sự có đạo đức trong khi hành nghề. Vấn đề đạo đức dược cụ thể, tiêu chí hóa trong các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành y tế nước ta.
  4. Trí (thông minh); Phải linh hoạt trong khám chữa bệnh, phải luông chủ động được các tình huống phức tạp nhất của bệnh tật để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh cho nhân dân.
  5. Lượng (rộng lượng): Đây chính là lòng vị tha của người thầy thuốc. Phải không phân biệt giàu, nghèo, thành phần của người bệnh trong trong xã hội, phải hành động với mục đích cao cả nhất là tất cả vì cứu người. Phải có sự cảm thông nỗi đau của người bệnh, thấu hiểu nỗi khổ của người nhà bệnh nhân để chia sẻ, cảm thông cao nhất với mọi người trong khám, điều trị bệnh cho nhân dân.
  6. Thành (thành thật): Đây là tiêu chí trung thực của người thầy thuốc đối với mọi người. Thầy thuốc không được sử dụng chuyên môn của mình để nói và điều trị bệnh không đúng tình trạng của bệnh tật với mục đích vụ lợi cho cá nhân mình.
  7. Khiêm (khiêm tốn): Khiêm tốn để chưa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; khiêm tốn để học hỏi đồng nghiệp; khiêm tốn để tiếp nhận khoa học, công nghệ trong hành nghề y, dược. Đó là tiêu chí của thầy thuốc ngày nay.
  8. Cần (chăm chỉ, chịu khó): Chăm chỉ, cần cù trong làm việc, trong học hỏi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Qua đó chúng ta thấy, 8 chữ xây của Hải Thượng Lãn Ông đối với người thầy thuốc trước đây cũng là các tiêu chí của những người làm việc trong ngành y, dược ngày nay mà nhân dân ta vẫn luông mong muốn trong sự nghiệp vì sức khỏe của mọi người.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là trường uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Y tế, có môi trường học tập theo mô hình Viện – Trường tích cực, thân thiện mang tính chuyên nghiệp, trường xác định phương châm đào tạo người học sau khi ra trường phải làm được việc và có việc làm là mục tiêu phát triển Nhà trường.

Phương châm đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Phương châm đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các chuyên ngành đào tạo hệ Cao đẳng chính quy của trường hiện nay bao gồm: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng.

Ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn và khả năng hành nghề thực tế, Nhà trường còn đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức của những người thầy thuốc tương lai theo lời dạy của Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Hậu quả của bệnh sỏi thận và phương pháp điều trị khoa học

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Những hậu quả ấy là gì và điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?